Tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- TTXVN cho biết, từ ngày 1-7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó có việc tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID.
.

Do vậy, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đang kết nối với Bộ Công an để chia sẻ, xác thực thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, dân cư và căn cước công dân.

Đến tháng 6-2024, BHXH Việt Nam đã xác thực trên 97,6 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đây, các ngành sẽ đồng bộ tài khoản BHXH số (VssID) và VNeID do Bộ Công an cấp.

Từ ngày 1-7, VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính. Ảnh: Dangcongsan.vn

Từ ngày 1-7, VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính. Ảnh: Dangcongsan.vn

Theo qdnd.vn, để triển khai dịch vụ công trên môi trường điện tử, đến nay, toàn quốc đã có khoảng 35 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH được cấp với quy trình tương đương định danh mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng triển khai tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế (khoảng 112 triệu lượt đề nghị tích hợp đến hết tháng 5-2024) và sổ bảo hiểm y tế (khoảng 19,4 triệu lượt đề nghị tích hợp tính đến hết tháng 5-2024) lên ứng dụng VNeID. Người dùng có thể tra cứu, theo dõi thông tin đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế cũng như sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám-chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).