Thủ lĩnh của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

1thu-lnh-cua-lang.jpg
Già Rơ Mah Blơi chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: V.H

Từ người vượt biên lánh nạn

Làng Triêl, xã Ia Pnôn nép mình bên con đường nhựa thẳng tắp, hai bên là những rừng cao su, cà phê bạt ngàn, nơi có ngôi nhà của già làng Rơ Mah Blơi được xây dựng theo kiến trúc hiện đại.

Đón chúng tôi với nụ cười thân tình, cái bắt tay nồng ấm, người đàn ông năm nay đã bước qua 70 mùa rẫy, từng mang trong mình những nỗi đau tha hương nhưng đã vượt lên để trở thành “điểm tựa” của làng.

Nhấp ly trà, đôi mắt của vị già làng hướng về xa xăm, quá khứ chợt ùa về trong ông: Năm 1978, trước sự tàn sát của bọn Pol Pot, gần 40 hộ dân của làng Lâm (xã Pó Nhầy, huyện Ozadav, tỉnh Nattarakiri, Vương quốc Campuchia) đã vượt qua biên giới để đến đây nương nhờ.

Khi ấy, nhiều người đã lả đi vì đói và mệt. Người dân Jrai ở đây cùng cán bộ địa phương và bộ đội đã cưu mang, giúp đỡ, nhiều người đã đưa thóc giống ra giã gạo để nấu cháo giúp những người lánh nạn.

Để tránh họa diệt chủng, cha và mẹ dẫn 2 anh em Rơ Mah Blơi cùng con voi Khăm Pui đưa cả nhà vượt suối, băng rừng sang Việt Nam với hai bàn tay trắng, bởi tài sản bị bọn Pol Pot đốt hết, lấy hết...

“Vậy mà giờ đây tôi đã có nhà cửa khang trang, có gần 2 ha cao su tiểu điền, 1 ha điều và đàn bò hơn 10 con, 3 đứa con đều được ăn học đàng hoàng, mọi người đều có quốc tịch Việt Nam, đau ốm đều được khám chữa bệnh. Làng mình giờ cũng đã khác xưa rồi, cuộc sống ấm no hơn trước. Ai cũng có nhà xây kiên cố, điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang...”-già Rơ Mah Blơi tự hào khoe.

Đến già làng có uy tín cao

Rời mảnh đất nơi mình sinh ra để lánh nạn gần nửa thế kỷ, già làng Rơ Mah Blơi đã coi nơi đây là quê hương thứ hai của mình. “Sau khi sang Việt Nam, tôi và nhiều hộ dân khác được chính quyền cấp đất sản xuất, đất xây nhà. Cuộc sống dần ổn định, tôi tham gia lực lượng dân quân và có 11 năm làm Công an viên, làm cán bộ bán chuyên trách của xã sau đó về làm bí thư chi bộ và được bà con tin tưởng bầu làm già làng”-ông kể.

Già làng Rơ Mah Blơi có uy tín cao trên địa bàn. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, từng là cán bộ của xã nên già am hiểu pháp luật, đồng thời hiểu phong tục tập quán của người địa phương nên mọi người rất nghe theo. Đặc biệt, già luôn là cầu nối kịp thời chuyển tải những thông điệp của chính quyền đến người dân, cũng như nêu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời giải quyết. Già đã được Bộ Quốc phòng, Bộ CA và chính quyền các cấp tuyên dương vì đã có thành tích xuất sắc, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh…”

Bà Lê Thị Khánh Hòa-Phó Bí thư Thường trực
Đảng ủy xã Ia Pnôn

Lên biên giới, nhắc đến già Rơ Mah Blơi bạn sẽ nghe người dân, chính quyền cũng như lực lượng BĐBP ở đây kể nhiều câu chuyện về ông. Đó là hình ảnh người già làng mỗi sáng sớm đều đến hỏi thăm các gia đình, động viên thanh niên trong làng dậy sớm để đi đổ mủ cao su, hay đêm ông cùng Tổ tự quản ANTT đi tuần tra, vận động thanh thiếu niên không tụ tập, chạy xe quá tốc độ, không uống rượu say ảnh hưởng đến sức khỏe…

2ttt.jpg
Già làng Rơ Mah Blơi bên món quà được Bộ Quốc phòng tặng nhân dịp biểu dương già làng, người có uy tín tiêu biểu năm 2024. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Chừng 10 năm trước, nạn tảo hôn khá phổ biến ở xã Ia Pnôn nhưng mấy năm gần đây, điều này không còn nữa. Có được kết quả ấy là sự đóng góp rất lớn của già Rơ Mah Blơi.

Ông chính là người phối hợp với xã, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, xây dựng hương ước của làng, nếu gia đình nào để con tảo hôn phải kiểm điểm trước cộng đồng, dòng họ…

Cùng với đó, ông thường xuyên cùng BĐBP, người có uy tín đến từng gia đình, tuyên truyền vận động, giúp họ hiểu được hệ lụy của việc tảo hôn.

Nói về việc tuyên truyền vận động người dân trong làng, già Rơ Mah Blơi cho biết: Làng mình có 95 hộ với gần 800 khẩu, trước đây người dân chưa am hiểu pháp luật, nên còn tình trạng tảo hôn, xâm lấn đất rừng, vi phạm quy chế quản lý bảo vệ biên giới. Người dân chưa hiểu thì mình phải phối hợp với các lực lượng để tuyên truyền, vận động. Nói đến khi nào người dân hiểu, nhận thức được vấn đề thì thôi.

Không chỉ tích cực vận động, tuyên truyền mà già Rơ Mah Blơi còn tích cực đi đầu, làm trước để mọi người noi theo. Ông chính là người đầu tiên đưa cây cao su tiểu điền vào trồng để thay thế cho diện tích điều già cỗi, hay làm chuồng chăn nuôi xa khu vực nhà ở để giữ vệ sinh.

“Mình chỉ nói thôi mà không làm thì chẳng ai tin, vì vậy, tôi đã trồng gần 2 ha cao su tiểu điền để phát triển kinh tế gia đình. Thấy hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ gia đình cũng làm theo. Giờ diện tích cao su tiểu điền của làng đã gần 300 ha”-ông Rơ Mah Blơi chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

null