Thiếu thông tin và tâm lý kỳ thị khiến trẻ em dễ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thiếu thông tin an toàn khiến trẻ em dễ bị bóc lột, xâm hại tình dục qua mạng. Với chỉ 1/3 trẻ sử dụng Internet được tiếp cận thông tin, các nền tảng truyền thông xã hội, Internet ở Việt Nam đang bị lạm dụng nhằm vào những trẻ dễ bị tổn thương. Phòng ngừa là chìa khóa tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Bất an, lo lắng, sợ sệt là những biểu hiện của trẻ bị bóc lột, xâm hại
Bất an, lo lắng, sợ sệt là những biểu hiện của trẻ bị bóc lột, xâm hại. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Đó là báo cáo nêu trong “Nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam” do Mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em (ECPAT), tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) và Văn phòng  nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) Innocenti, công bố ngày 3-8.

Từ kết quả khảo sát, báo cáo phản ánh phần lớn những trẻ từng bị bóc lột, xâm hại tình dục trên mạng nói đã không tiết lộ với ai hoặc chỉ nói với một người bạn. Rất ít trẻ cho biết đã kể với người chăm sóc, hoặc một kênh chính thức như công an hoặc đường dây trợ giúp. Khả năng do trẻ ngại cởi mở về chủ đề nhạy cảm này. Cũng với báo cáo, 23% trẻ độ tuổi 12-17 sử dụng Internet tham gia khảo sát cho biết đã vô tình nhìn thấy ảnh hoặc video nhạy cảm trên mạng trong năm 2021; 5% từng nhận hình ảnh nhạy cảm không mong muốn; 8% từng nhận những bình luận khiếm nhã (qua 12 tháng trước khảo sát); 43% không nói với ai khi sự việc xảy ra vì nghĩ sẽ chẳng giải quyết, chẳng làm được gì,…

Nguyên nhân báo cáo tình trạng bóc lột, xâm hại tình dục qua mạng không đầy đủ và thiếu kịp thời là do sự kỳ thị, tâm lý không khuyến khích thảo luận về vấn đề tình dục, nhất là với trẻ. Sự kỳ thị của cộng đồng cũng là nguyên nhân trẻ dễ bị xâm hại hoặc khiến nạn nhân không kể lại hay trình báo với tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm để được can thiệp, giúp đỡ. Nghiên cứu phát hiện nhiều trẻ thiếu thông tin, nhận thức, kiến thức về bóc lột, xâm hại tình dục trên mạng, làm tăng sự tổn thương nơi các em.

Trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội đã được sử dụng để xác định, kết nối, tạo dựng lòng tin với nạn nhân tương lai. Các tìm kiếm ở các cấp độ cơ bản nhất, gồm cả tiếng Anh nội dung mô tả hoạt động tình dục với (và) giữa thanh thiếu niên, trẻ em và với trẻ sơ sinh đều được cung cấp.

Cung cấp nhanh hiện trạng, nhóm nghiên cứu đồng thời đề cập nhà chức trách Việt Nam sớm có giải pháp mạnh nhằm ngăn chặn nạn bóc lột, xâm hại tình tục trẻ em qua mạng. Trong đó có việc tăng cường nguồn lực chuyên môn, vì hiện tại đội ngũ cán bộ và trang thiết bị có thể không đủ để giải quyết các vụ vi phạm.

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.