Tháng bảy về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng 7 tri ân, tháng cả nước có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), chúng tôi có hành trình về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn nằm trên con đường Trường Sơn huyền thoại (nay là đường Hồ Chí Minh). Nơi đó tự hào có những người con ưu tú của đất Việt đã hy sinh đời mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến tranh đã lùi vào ký ức, nhưng dấu tích của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước vẫn còn âm ỉ cháy trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn như một minh chứng bi tráng của những người con đất Việt đã đặt vận mệnh của đất nước lên trên tất cả. Dọc hai bên đường đến nghĩa trang không còn là những hố bom loang lổ mà quân thù đã trút xuống năm nào. Thay vào đó là những ngôi nhà san sát, những cánh rừng xanh tốt kéo dài tít tắp.

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có diện tích 39,6 ha được tọa lạc trên những vạt đồi bạt ngàn thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi quy tập 10.263 hài cốt liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Tháng 10-1975, nghĩa trang bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào tháng 4-1977. Tuy nhiên, từ cuối năm 1974, những ngôi mộ liệt sĩ đầu tiên đã được quy tập về đây. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có hơn 20.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn và hơn một nửa trong số đó vẫn chưa tìm thấy hài cốt.

Một góc khu mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Khắc Niên

Một góc khu mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Khắc Niên

Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình và không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do đã hun đúc cho những người con đất Việt phẩm chất sáng ngời và anh dũng. Trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, những thế hệ người con đất Việt đã thấm đẫm tinh thần yêu nước, anh hùng, gan dạ trong những cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Tinh thần “vì Tổ quốc quên mình” luôn được những người con ưu tú thể hiện bằng những chiến công chói lọi trong chiến đấu với quân thù để bảo vệ giang sơn đất Việt.

Chúng ta đang sống trong thời bình nhưng để có cảnh đất nước thái bình như hôm nay, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, có vô vàn những người lính khi trở về mang trong mình những vết thương khắp cơ thể. Máu của các thương binh, liệt sĩ đã đổ xuống, tô thắm cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn như một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống, nhắc nhớ tinh thần yêu nước cho các thế hệ.

Đến với Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, chúng ta cảm thấy đang nợ các anh, chị, các chú, các bác, nợ Tổ quốc một điều gì đó rất lớn lao. Các anh, các chị - những người con ưu tú của đất nước Việt Nam - đã “yên nghỉ” tại đây để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, người thân và đồng đội.

Điều khiến ai cũng thắt lòng bởi những người đã ngã xuống phần lớn chỉ mới bước vào tuổi mười tám đôi mươi, nhiều người còn chưa có người yêu. Đó là những anh Bộ đội Cụ Hồ, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân và bạn bè để lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều người đã không quay về mà mãi mãi hóa thân vào mảnh đất Quảng Trị đầy cát trắng và gió Lào, kiên cường bất khuất ấy.

Ngày nào cũng vậy, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, những dòng người vẫn tìm đến đây kính viếng. Con đi thắp cho cha nén hương, vợ đến tâm sự và bầu bạn với chồng, những người cùng đơn vị đến kể với đồng đội mình về chuyện mở đường năm xưa… Thế nhưng, tim ta như thắt lại khi đâu đó vẫn có những người con đi tìm cha, vợ đi tìm chồng, mẹ già đi tìm con… mà vẫn chưa thấy.

Các cựu chiến binh thăm đồng đội yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Khắc Niên

Các cựu chiến binh thăm đồng đội yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Khắc Niên

Cái thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những người con ưu tú của đất Việt chẳng hề màng đến khó khăn mà trong tim chỉ có Tổ quốc, chỉ có quyết tâm làm sao cho đường Trường Sơn luôn được thông suốt, cho xe bon bon chở bộ đội ra chiến trường. Tất cả lấy niềm vui khi thấy những đoàn xe nối đuôi nhau đi trên đường để khỏa lấp đi nổi nhớ nhà, nhớ người yêu. Đường Trường Sơn – Con đường của một thời đỏ lửa đã chứng kiến những chiến sĩ ngày đêm chinh chiến với quân thù. Con đường ấy đã hòa tan cùng với dòng máu nóng của các anh hùng khi bảo vệ từng mét đường, cống ngầm, tấc đất.

Để con đường luôn được thông suốt, những anh Bộ đội Cụ Hồ, những cô thanh niên xung phong phải đào đất, lấp đường, san đường và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù. Có những đoạn đường trọng yếu quân địch đánh tới tấp, nhiều chiến sĩ phải gửi lại tấm thân dưới lòng đất mẹ Trường Sơn. Đến hôm nay, vẫn còn những chiến sĩ trên đường Trường Sơn chưa tìm được hài cốt hoặc là những ngôi mộ chưa xác định tên. Máu của các liệt sĩ đã đổ xuống, tô thắm cho trang sử vẻ vang của dân tộc để làm nên đường Trường Sơn huyền thoại (đường Hồ Chí Minh) xanh ngời và kéo dài từ Bắc chí Nam như hôm nay.

Tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn sẽ được các thế hệ sau ghi lòng tạc dạ. Điều chúng tôi nhớ mãi khi đến đây là những ngôi sao vàng 5 cánh được gắn lên những “ngôi nhà” nơi các anh, các chị yên nghỉ. Dù ngày hay đêm, những ngôi sao đó vẫn lấp lánh. Những ngôi sao không bao giờ tắt trong lòng người dân Việt Nam, những ngôi sao sáng mãi trên con đường Trường Sơn huyền thoại.

***

Cái nắng gay gắt của mùa hè Quảng Trị đã dần dịu đi, buổi chiều trên con đường Hồ Chí Minh, những chuyến xe ra Bắc vào Nam vẫn nhộn nhịp. Chúng tôi quay về mà trong lòng vẫn liên tưởng đến con đường Trường Sơn một thời khói lửa. Con đường huyền thoại đã ghi dấu ấn của những người con anh hùng, bất tử trong lòng người dân đất Việt.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Quang cảnh lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Chi Lăng. Ảnh: R.H

Niềm vui trong căn nhà Đại đoàn kết

(GLO)- Hơn 1 tháng thi công, 8 căn nhà Đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ khó khăn trên địa bàn vào chiều ngày 25-6. 

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

null