Tham vấn xây dựng nghị định Luật Lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 4-5, tại khách sạn Pleiku Palace, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai (GUSTA) tổ chức hội thảo “Phổ biến Luật Lâm nghiệp và tham vấn nghị định thi hành luật ở Tây Nguyên”.
 Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tham dự có ông Kpă Thuyên-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng hơn 70 đại biểu đại diện Tổng cục Lâm nghiệp; các cơ quan của tỉnh; các đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, các chủ rừng và cộng đồng bảo vệ rừng tại các tỉnh Tây Nguyên.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 là cơ sở pháp lý quan trọng với mục tiêu chuyển đổi kinh tế lâm nghiệp từ khai thác rừng tự nhiên sang phục hồi, bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng, đồng thời gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với vai trò môi trường sinh thái và an sinh xã hội. Nhờ đó, diện tích rừng của cả nước tăng từ 12.306 triệu ha, độ che phủ từ 37%  vào năm 2004, lên 14.377 triệu ha, độ che phủ trên 41% vào năm 2017.
Tuy nhiên, hiện nay một số quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chưa thể bắt kịp với yêu cầu và xu thế phát triển, nhất là tình trạng chặt phá lấn chiếm rừng và đất rừng ngày càng gia tăng. Trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thấp, thu nhập của người dân sinh sống gần rừng còn thấp và chưa được hưởng lợi nhiều, hiện có hơn 66,8% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và nghèo kiệt. Để giải quyết tình trạng này Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019 thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.  
Để luật sớm đi vào thực hiện, Ban soạn thảo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng một số dự thảo nghị định và thông tư có tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để có cái nhìn toàn diện, khách quan trong quá trình xây dựng các văn bản dưới luật.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận về nội dung cơ bản của Luật Lâm nghiệp 2017; Tổng quan về dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; hiện trạng rừng Tây Nguyên; tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại Tây Nguyên; đóng góp của các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng Luật Lâm nghiệp 2017… Trên cơ sở này, các đại biểu đã đưa ra các khuyến nghị cho dự thảo xây dựng nghị định và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả tại các tỉnh Tây Nguyên gắn với Luật Lâm nghiệp.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.