Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm ngành Công Thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 14-7, tại TP. Pleiku, Sở Công Thương Gia Lai phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

Đây là một trong những nội dung nằm trong Chương trình kế hoạch phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: V.T

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: V.T

Tham dự tập huấn có khoảng 130 đại biểu đại diện UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hội đoàn thể, Ban Quản lý các chợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thương mại đã truyền đạt những nội dung xoay quanh các vấn đề như phổ biến, nâng cao kiến thức hiểu biết về các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; những vấn đề chung về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm, thực trạng công tác an toàn thực phẩm hiện nay; nhận diện thực phẩm an toàn; giải pháp hạn chế mối nguy an toàn thực phẩm ngành thương mại tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó, hướng dẫn các yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ, xây dựng thương hiệu chợ; vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong xây dựng, bảo vệ thương hiệu; kinh doanh thực phẩm trên nền tảng thương mại điện tử…

Thông qua tập huấn sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về chất lượng của sản phẩm mình sản xuất ra; nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, kỹ năng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh về phân phối hàng hóa; xây dựng thương hiệu; kết nối cung cầu. Đồng thời, nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ trong thời đại 4.0.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.