Sớm di dời bãi rác, giải quyết xung đột giao thông khu vực ngã 5 đường Nguyễn Chí Thanh, TP.Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một điểm tập kết rác thải sinh hoạt tồn tại nhiều năm ngay khu vực ngã 5 giao với đường Nguyễn Chí Thanh (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc, kiến nghị di dời.

Đáng chú ý hơn, khu vực này hàng ngày rất đông học sinh qua lại nhưng tại các tuyến đường giao nhau không có đèn cảnh báo, tiềm ẩn nhiều mối nguy mất an toàn giao thông.

rac-1-3640.jpg
Bãi rác nằm ngay khu vực đông dân cư tồn tại từ nhiều năm nay gây ảnh hưởng môi trường sống của người dân. Ảnh: Minh Phương

Chỉ tay về phía bãi rác đối diện với quán cà phê của mình, anh Đoàn Thanh Hải (số 598 Nguyễn Chí Thanh) bức xúc phản ánh: Đây là khu vực đông dân cư, tập trung rất nhiều hàng quán mua bán nhưng lâu nay lại tồn tại bãi rác ở đây vừa làm mất mỹ quan đô thị, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Hàng ngày, không chỉ rác thải sinh hoạt ở khu vực này tập trung về đây mà người dân từ nơi khác cũng đến vứt trộm. Rác chất thành đống, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Mùa mưa, nước từ rác thải chảy ra đường bốc mùi hôi thối nồng nặc, mùa nắng có thêm ruồi nhặng bâu đen, rất dễ phát tán dịch bệnh.

Trong khi đó, xe rác thì khoảng 9 giờ đêm mới đến thu gom, các thùng rác không đủ chứa, đổ tràn ra ngoài, vương vãi khắp nơi. Không chỉ có rác thải sinh hoạt mà cả rác thải xây dựng cũng tập kết tại đây.

“Mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác thải khiến người đi đường mỗi lần di chuyển qua khu vực này đều phải lấy tay bịt mũi. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị các cấp chính quyền sớm có biện pháp di dời, giải tỏa bãi rác này đi nơi khác, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Không biết người dân còn phải chịu đựng môi trường ô nhiễm này đến khi nào”-anh Hải bức xúc nói.

rac-2-6911.jpg
Người dân Tổ dân phố 8 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) nhiều lần kiến nghị di dời bãi rác đi nơi khác nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: Minh Phương

Còn ông Võ Đình Trí (số 600 Nguyễn Chí Thanh) nêu thực trạng: Buổi chiều, rác tập kết ở đây rất nhiều, chất thành đống. Đáng chú ý, người dân khu vực đường Nguyễn Bá Lại chưa có xe rác đến thu gom nên cũng mang ra đây đổ. Nhiều xe tải ở nơi khác cũng chở rác đến đổ trộm và nhiều lần xảy ra xung đột với người dân tại đây. Nghiêm trọng hơn, khu vực này tập trung nhiều trường học, hàng ngày học sinh qua lại khu vực bãi rác phải hứng chịu mùi hôi thối, không gian ô nhiễm nghiêm trọng, rất dễ phát sinh dịch bệnh.

Liên quan đến bãi rác gây ô nhiễm này, ông Khương Văn Cảnh-Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố 8 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết: Ngã 5 này là điểm giao nhau giữa đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Bá Lại, Anh Hùng Đôn, Đặng Thai Mai trông rất khang trang, lại tồn tại bãi rác trông vô cùng phản cảm. Mặt khác, quanh khu vực tập trung nhiều trường học nhưng không được lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo hay gờ giảm tốc.

“Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh nối quốc lộ 14 với đường Lê Duẩn (quốc lộ 19) lượng xe tải lớn lưu thông rất đông, tiểm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao. Khu vực này xảy ra rất nhiều vụ qua vẹt giao thông, tuy chưa có trường hợp nào đáng tiếc nhưng chúng tôi hy vọng cơ quan chức năng sớm có biện pháp giải pháp phòng ngừa, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”-ông Cảnh đề nghị.

rac-3-2196.jpg
Không có đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo nên khu vực ngã 5 đường Nguyễn Chí Thanh thường xuyên xảy ra tình trạng xung đột giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Ảnh: Minh Phương

Có mặt tại nút giao thông này giờ tan tầm, P.V chứng kiến từng nhóm phụ huynh lẫn học sinh đi xe máy, xe đạp điện túa ra từ các ngả đường, người rẽ trái, rẽ phải, người băng qua đường giữa tạo nên cảnh giao thông hỗn độn. Còi xe inh ỏi khiến người tham gia giao thông thường xuyên bị giật mình, giảm tốc độ đột ngột, rất dễ xảy ra tai nạn.

Thầy Trịnh Văn Huyên-Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng cho hay, nhiều học sinh của trường hàng ngày đi lại qua khu vực này. Do vậy, nếu không bố trí được vòng xoay điều tiết giao thông thì các cấp ngành cũng nên lắp đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo để các lái xe chú ý hơn khi lưu thông đến khu vực này, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Tùng-Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi cho biết: Phường đã tiến hành làm việc với Công ty TNHH Môi trường Đô thị Gia Lai đề nghị phối hợp chọn lại vị trí đặt điểm tập kết rác ở nơi khác phù hợp hơn, đồng thời lắp đặt biển cấm đổ rác ở khu vực này.

“Chúng tôi cũng đã kiến nghị với thành phố đề xuất chỉ đạo việc lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tại ngã 5 đường Nguyễn Chí Thanh nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh ở xã Chư Á đến học tại các trường trên địa bàn phường; đồng thời không để xe thu gom rác thải ở khu vực này để người dân đến vứt rác gây ô nhiễm môi trường cũng như mỹ quan đô thị khu vực dân cư”-ông Tùng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.