Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 525/QĐ-UBND về ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, kể từ ngày 31-8, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở TN-MT phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước đối với các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Sở TN-MT theo Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 22-6-2023 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Thời gian được ủy quyền là 5 năm.

Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp
Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở TN-MT đăng tải vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên trang thông tin điện tử của Sở TN-MT sau khi phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.

Đồng thời, định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ TN-MT (qua Cục Quản lý tài nguyên nước), UBND tỉnh trước ngày 31-12 hàng năm.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao UBND cấp huyện và UBND cấp xã đăng tải vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện, cấp xã sau khi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được phê duyệt. Phối hợp với các tổ chức có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt và các cơ quan liên quan trên địa bàn xác định ranh giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt, công bố. Thực hiện biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn. Tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa bàn theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành công trình khai thác nước có trách nhiệm đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc phạm vi công trình khai thác của mình và thể hiện trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố. Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.