Sẽ chi 12.000 tỷ, đào tạo 9.000 tiến sĩ phục vụ đổi mới giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một đề án có tổng kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó có mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỷ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) sẽ được trình lên Chính phủ.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030”, gửi tới các bộ, ngành và các trường để xin ý kiến.
Theo dự thảo, mục tiêu chung của đề án này là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước.
Về các mục tiêu cụ thể, đề án sẽ đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỷ lệ 35% (khoảng 9000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Bao gồm:
Đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2017 đến 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài.
Đào tạo khoảng 500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài. Từ năm 2017 đến năm 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng 60-70 người.
Đào tạo khoảng 2.000 tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam;
Thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các trường đại học tại Việt Nam.
 Sẽ có khoảng 9.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học tới năm 2025 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Sẽ có khoảng 9.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học tới năm 2025 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bên cạnh đó, đề án cũng đặt mục tiêu bồi dưỡng cán bộ quản lý, đảm bảo 100% cán bộ quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng/viện trưởng, hiệu phó/phó viện trưởng được bồi dưỡng về quản trị trường đại học.
Ngoài ra, 100% giảng viên được bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, về năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy theo phương pháp hiện đại, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Cũng theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 12.000 tỷ đồng, bao gồm 10.200 tỷ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ và 1.800 tỷ từ các cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng đề án.
Dự thảo đề án cũng đưa ra 5 giải pháp để thực hiện bao gồm: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; Thu hút tiến sĩ đến công tác đến làm việc tại các sơ sở giáo dục đại học; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý; Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Đổi mới cơ chế, chính sách.
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2018 đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Lê Văn (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.