Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Tròn 15 năm gắn bó với cây cao su, Rmah H’Byên không chỉ là công nhân có bàn tay vàng của Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74) mà chị còn tận tâm giúp đỡ hàng chục công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết cách cạo và cạo mủ cao su giỏi.

Chị Rmah H' Byên nói về những ngày đầu mới vào làm công nhân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Chị Rmah H' Byên nói về những ngày đầu mới vào làm công nhân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Căn nhà của Rmah H’ Byên (làng Sung Le Tung, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ), công nhân Đội sản xuất số 7, Công ty 74, Binh đoàn 15, nép mình bên trục đường liên xã, xung quanh là những vườn cao su xanh ngát. Biết chúng tôi đợi lâu, chị phân trần: “Tôi vừa đi đổ mủ và giao mủ cho đội sản xuất nên về hơi muộn. Mấy ngày nay trời mưa to quá nên đi cạo phải cận thận, kiểm tra máng che, miệng cạo, bát đựng mủ để không làm thất thoát sản phẩm của đơn vị”.

Bằng những lời mở đầu câu chuyện như thế, chúng tôi hiểu được ý thức, trách nhiệm của chị đối với đơn vị, với vườn cây. Điều này phần nào minh chứng cho những nhận xét của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị về người công nhân giỏi chuyên môn, luôn có trách nhiệm với công việc và hết lòng giúp đỡ mọi người. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố, mẹ từng làm công nhân khai hoang để trồng cao su trên địa bàn biên giới huyện Đức Cơ. Năm 2009, chị được tuyển vào làm thợ khai thác mủ của Đội sản xuất số 7. “Từ khi còn nhỏ, tôi đã theo bố mẹ ra vườn cạo mủ, thế nhưng khi vào làm công nhân vẫn còn nhiều bở ngỡ. Nhờ được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của lãnh đạo đơn vị nên tôi dần tiến bộ. Để cạo được mủ cao su là điều không khó, nhưng cạo làm sao đạt nhiều mủ, đúng kỹ thuật, đảm bảo vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt mới là điều khó. Tôi không chỉ học ở cán bộ kỹ thuật của đơn vị, học người đi trước mà hằng ngày còn tranh thủ về nhà chọn các cây cao su thanh lý để tập cạo mủ”.

Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị, chị Rmah H'Byên luôn đảm đang việc gia đình. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị, chị Rmah H'Byên luôn đảm đang việc gia đình. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhờ kiên trì học hỏi, chăm chỉ trong công việc chuyên môn nên chị Rmah H’Byên ngày càng tiến bộ, là một trong những công nhân có bàn tay vàng của đơn vị. Hiện nay, chị nhận cạo 3,5 ha và chăm sóc gần 10 ha cao su tái canh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chị luôn cố gắng chăm sóc vườn cây tốt và đúng quy trình kỹ thuật từ khâu làm cỏ, bón phân đến bôi thuốc phòng trị bệnh. Cùng với đó, chị luôn chấp hành thời gian cạo mủ và thu mủ, không bỏ sót ngày cạo, tận dụng tối đa cây cạo, miệng cạo thu hết sản phẩm mủ nước, mủ tạp giao nộp đầy đủ về đơn vị. Bên cạnh việc nhận khoán vườn cây của đơn vị, gia đình chị H’Byên còn có 2,5 ha cao su tiểu điền, 500 cây cà phê và 2 ha điều. Mỗi năm trừ các chi phí, gia đình chị cũng có thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng.

Anh Lê Quốc Toản- Đội trưởng Đội sản xuất số 7, Công ty 74-cho biết: Đồng chí Rmah H’Byên là công nhân tiêu biểu của đơn vị, không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm của cá nhân mà chị còn vận động công nhân, lao động nhận khoán trong đơn vị đã tự nguyện đóng thêm từ 500-700 ngàn đồng/người để mua phân bón thêm cho vườn cây mình nhận khoán. Đặc biệt, chị tích cực hướng dẫn kỹ thuật cho các công nhân đơn vị mới tuyển dụng, hướng dẫn họ tận dụng triệt để máng mái che chắn mưa, phát cỏ, băm chồi, gom cành cây gãy đổ, chăm sóc vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Chị Rmah H' Byên cùng chồng cải tạo vườn, trồng rau xanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Chị Rmah H' Byên cùng chồng cải tạo vườn, trồng rau xanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hết mình vì công việc, năng nổ nhiệt tình trong tham gia các hoạt động của đơn vị nên từ năm 2013 đến nay, chị được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ và Phó Chủ tịch Công đoàn bộ phận. Trong quá trình làm việc, chị luôn tích cực vận động đoàn viên công đoàn chấp hành tốt nội quy, quy định của Công ty, đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua vượt khoán gắn với chỉ tiêu khen thưởng nhằm động viên kịp thời đoàn viên công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, chị luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ cho những đoàn viên, hội viên có tay nghề kỹ thuật yếu để từng bước nâng cao tay nghề. Chính vì thế, tay nghề kỹ thuật của các công nhân trong chi hội phụ nữ của chị luôn đạt từ khá trở lên. Bản thân chị Rmah H’Byên nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đạt bàn tay vàng của đơn vị. Năm 2017 chị được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác.

Đại tá Đậu Thiện Lương-Giám đốc Công ty 74-cho biết: Đồng chí Rmah H'Byên là một trong những công nhân người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích xuất sắc của đơn vị. Không chỉ là người thợ cạo mủ giỏi, đồng chí còn tích cực động viên các công nhân chăm lo lao động sản xuất, bám vườn cây, bám đội sản xuất, góp phần cũng đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, luôn tích cực tham gia hoạt động phong trào, hướng dẫn các công nhân mới cạo mủ để có thu nhập ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.