Quy định mới nhất về tiền lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ có Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6 tới đây.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 44 ngày 28/2/2025 của Chính phủ.

Bộ Nội vụ có Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa.
Bộ Nội vụ có Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa.

Theo đó, về quản lý lao động, thang lương, bảng lương, thông tư này hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức tuyển dụng, sử dụng lao động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44; xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 44.

Hằng năm, doanh nghiệp rà soát lại các mức lương của người lao động và ban điều hành, thành viên hội đồng, kiểm soát viên chuyên trách trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương hiện hành.

Trường hợp các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương hiện hành bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 6 thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 44; trường hợp không bảo đảm thì doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 44.

Theo thông tư, quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành được xác định theo các phương pháp quy định tại Điều 7 Nghị định số 44. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 44.

Thông tư nêu rõ các quy định về xác định quỹ tiền lương thông qua mức lương bình quân; xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định; xác định quỹ tiền lương đối với một số trường hợp, tạm ứng, dự phòng và phân phối tiền lương.

Về việc phân phối tiền lương, tại Điều 19 Nghị định 44 quy định người lao động và ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành.

Theo đó, tiền lương của người lao động được trả theo vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp của từng người vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền lương của ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền lương của tổng giám đốc, giám đốc (trừ trường hợp tổng giám đốc, giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.

Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.

Nghị định cũng quy định chi tiết mức lương cơ bản của thành viên hội đồng, kiểm soát viên làm việc chuyên trách, trong đó mức lương của chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng.

Theo Phan Thiên (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

(GLO)- Ngày 5-7, sau ca phẫu thuật nối bàn chân phải bị đứt lìa, bệnh nhân Xuăk (làng Trek, xã Kdang) đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Dù còn đau đớn nhưng nhìn bàn chân được nối thành công bước đầu, chị Xuăk vô cùng cảm kích tấm lòng đồng hành vì người bệnh của các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211.

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

null