Quy định hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2024.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Ảnh: Phạm Quý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Ảnh: Phạm Quý

Theo đó, Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết, nêu rõ, việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai thực hiện như sau:

Đối với trường hợp không còn đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở; người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở.

Đối với trường hợp không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương thì được giao tiếp đất nông nghiệp trong hạn mức. Nghị định quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số.

Nghị định quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số. (Ảnh tư liệu)
Nghị định quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số. (Ảnh tư liệu)

Cụ thể, UBND cấp xã rà soát và lập danh sách các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Đất đai báo cáo UBND cấp huyện trước ngày 15-10 năm.

Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đo đạc, xác định diện tích và thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Đất đai, gồm các trường hợp vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai mà không còn nhu cầu sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân cấp huyện lập phương án hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số trên cơ sở quỹ đất quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Đất đai. Nội dung phương án phải nêu rõ các trường hợp được hỗ trợ, diện tích hỗ trợ, hình thức hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình UBND cấp tỉnh quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế và quỹ đất của địa phương theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Đất đai.

Kinh phí quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đất đai được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trường hợp địa phương không tự cân đối được ngân sách thì UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai

Theo Nghị định, thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thực hiện như sau:

Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai là trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhưng không chấp hành thì cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi đất.

Thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. (Ảnh minh họa)

Thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. (Ảnh minh họa)

Cơ quan Thuế có trách nhiệm gửi thông báo trường hợp nêu trên kèm theo tài liệu có liên quan đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai để làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất.

Điều kiện thu hồi đất do vi phạm pháp Luật Đất đai quy định tại Điều 81 Luật Đất đai

Theo Nghị định, trường hợp hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kiến nghị thu hồi đất do người sử dụng đất vẫn tiếp tục vi phạm, cơ quan có chức năng quản lý đất đai trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại Điều 83 Luật Đất đai.

Đối với các hành vi vi phạm không phải xử phạt vi phạm hành chính thì việc thu hồi đất được tiến hành sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền về trường hợp phải thu hồi đất.

Sau khi nhận được văn bản và tài liệu của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày cơ quan có chức năng quản lý đất đai lập hồ sơ thu hồi đất trình UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất.

Hồ sơ gồm: Tờ trình về việc thu hồi đất; Dự thảo Quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 01d tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Các tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm xử lý tài sản trên đất theo thời hạn quy định tại thông báo thu hồi đất kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi đất nhưng không quá 45 ngày, trừ trường hợp quy định (*) dưới đây.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo thu hồi đất, UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi đất và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất.

Người có đất thu hồi có trách nhiệm chấp hành quyết định thu hồi đất; thực hiện bàn giao đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất cho cơ quan, người có thẩm quyền được quy định tại quyết định thu hồi đất.

Trách nhiệm của UBND cấp có thẩm quyền: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện; chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật; chỉ đạo UBND cấp huyện tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Điều 39 Nghị định này; bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Đối với việc xử lý tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi, Nghị định nêu rõ, trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.

Trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất theo quy định, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi được thực hiện bán tài sản theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn nêu trên, người sử dụng đất thu hồi không thực hiện được việc bán tài sản của mình gắn liền với đất thì Nhà nước không bồi thường đối với tài sản gắn liền với đất.

Chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ tài sản trả lại mặt bằng cho Nhà nước theo thời hạn ghi trong quyết định thu hồi đất, trường hợp không thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Trường hợp nhà đầu tư mua lại tài sản gắn liền với đất của người có đất thu hồi thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. (*)

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

(GLO)- Chiều 26-4, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện vào ngày 24-4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị thiệt hại nặng.

Đăk Djrăng: Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

(GLO)- Góp phần thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Hội Nông dân xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang) đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng địa phương phát triển.

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông được ngăn chặn có hiệu quả. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại được kéo giảm so với cùng kỳ năm trước.

Công an phường Diên Hồng: Nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

Công an phường Diên Hồng nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

(GLO)- Sau khi Công an TP. Pleiku giải thể, Công an phường Diên Hồng được bố trí làm điểm tiếp nhận thủ tục cấp căn cước và định danh điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố. Dù chưa có cán bộ chuyên trách nhưng Công an phường đang nỗ lực hỗ trợ người dân, đảm bảo không gián đoạn, ngắt quãng.

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.