Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trước đây, các nội dung của bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) chỉ thực hiện chế độ trợ cấp sau khi người lao động đã điều trị ổn định thương tật, chưa có cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa TNLĐ, BNN. Chính vì vậy, để tăng cường khả năng phòng ngừa TNLĐ, BNN, Luật An toàn vệ sinh lao động đã quy định về chế độ hỗ trợ phòng ngừa từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Cách đây 5 năm, anh Phạm Văn Tụ (tổ 4, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) là cán bộ thuộc Ban Quản lý Lâm trường huyện Ia Grai. Trong lúc đang làm nhiệm vụ bốc xếp gỗ từ trên xe xuống đất, bất ngờ 1 cây gỗ lớn từ trên xe lăn tự do và ngáng qua người khiến anh bị dập gan và lá lách.
Sau thời gian chữa trị, vì vết thương quá nặng, anh Tụ nghỉ chế độ một lần với tỷ lệ mất sức lao động 61%. Vì vậy, ngoài trợ cấp TNLĐ hàng tháng thì anh không còn nguồn thu nào khác. “Rất may, tôi tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ nên được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN giúp gia đình đảm bảo một phần chi tiêu, lo liệu cuộc sống hàng ngày, cuộc sống phần nào giảm bớt khó khăn”-anh Tụ tâm sự.
Cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì TNLĐ, anh Nguyễn Duy Chánh (tổ 15, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) mất gần 70% sức khỏe. Sau khi bị tai nạn, công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để anh hưởng chế độ về hưu sớm. Hiện anh Chánh được hưởng tiền trợ cấp 1,2 triệu đồng/tháng.
Theo bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, từ ngày 1-7-2016, những nội dung về TNLĐ, BNN được thực hiện theo Luật An toàn vệ sinh lao động. Trong đó, các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động xây dựng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN để chi cho những trường hợp: trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ, BNN hàng tháng; chi trợ cấp TNLĐ, BNN 1 lần (gồm trợ cấp 1 lần khi bị TNLĐ, BNN; trợ cấp 1 lần khi tử vong do TNLĐ, BNN); cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ, BNN; đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng TNLĐ, BNN hàng tháng.
Ngoài ra, Luật còn bổ sung các khoản chi hỗ trợ như: chi phí giám định thương tật, bệnh tật; chi phí giám định y khoa đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc.
Công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang tham gia Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” khu vực Tây Nguyên năm 2020. Ảnh: Đinh Yến
Công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang tham gia Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” khu vực Tây Nguyên năm 2020. Ảnh: Đinh Yến
Ông Mai Thanh Trang-Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam tại Gia Lai-cho biết: Chi nhánh có hơn 100 cán bộ, công nhân đều tham gia đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, theo Luật An toàn vệ sinh lao động, doanh nghiệp còn tham gia đóng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động. Khi người lao động không may bị TNLĐ, BNN, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục hồ sơ với Bảo hiểm xã hội để giải quyết hưởng trợ cấp 1 lần, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ khi trở lại làm việc, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN.
“Tham gia Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, thủ tục hồ sơ không phức tạp, thời hạn giải quyết hưởng chế độ khá nhanh và linh hoạt… giúp người lao động không may bị TNLĐ bớt được phần nào gánh nặng trong cuộc sống. Hơn nữa, Quỹ cũng là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp khi không may có người lao động bị TNLĐ, BNN”-ông Trang cho hay.
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết thêm: Quy định nêu rõ, hàng năm, Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: khám-chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.
“Việc dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ cho hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN là 1 trong 3 nội dung chi mới từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động. Nội dung chi này là mức chi được ấn định hàng năm trên tổng số thu, chứ không phải như giải quyết chế độ trợ cấp khi phát sinh đối tượng đủ điều kiện theo quy định mới giải quyết chế độ hưởng. Nội dung chi không phụ thuộc vào nhu cầu phát sinh của đơn vị mà được ấn định tối đa bằng một con số cụ thể và được xác định như chi thường xuyên của đơn vị”-bà Rcom Sa Duyên thông tin.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.