Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 8-10, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024 tại Hà Nội. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai là một trong 30 cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng đợt này.

img-1030-9729.jpg
Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai Phạm Thị Hoa (giữa) được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định. Ảnh: ĐVCC

Giải thưởng Nguyễn Thị Định là phần thưởng cao quý dành tặng cán bộ Hội LHPN các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, xét tặng 2 lần trong 1 nhiệm kỳ.

Bà Phạm Thị Hoa (SN 1972) có 32 năm tham gia công tác Hội, 8 năm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai. Trong thời gian công tác, nữ cán bộ Hội đã chủ động tham mưu, có nhiều sáng kiến, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.

Tiêu biểu như xây dựng các sản phẩm truyền thông về Nghị quyết Đại hội Phụ nữ treo tại các nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn/làng, sản phẩm truyền thông cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số không biết chữ. Tham mưu triển khai thực hiện phong trào “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu thoát nghèo bền vững”, qua đó góp phần xoá bỏ thủ tục lạc hậu, từng bước giải quyết tình trạng hội viên phụ nữ phải mua hàng hoá lãi cao và vay tín dụng đen. Sáng kiến này giúp hơn 4.700 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo, trong đó đã có 1.720 hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều.

img-1028-6607.jpg
Bà Phạm Thị Hoa (ngoài cùng bên trái) có 32 năm gắn bó với công tác Hội Phụ nữ. Ảnh: MINH CHÂU

Bà Phạm Thị Hoa có 3 sáng kiến được công nhận như: Xây dựng và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu thoát nghèo bền vững”; “Đổi mới sáng tạo trong triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp”; sáng tạo trong triển khai chủ đề năm 2023 “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở và xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới”.

Trong số 30 cán bộ Hội của cả nước được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất, có 17 chị ở cấp tỉnh, 10 chị ở cấp huyện và 3 chị cấp cơ sở. Các chị đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, tích cực học tập, tiếp thu giá trị tốt đẹp, đồng thời khát khao cống hiến trong công việc. Đây cũng là những tấm gương tiêu biểu, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, truyền lửa cho các thế hệ cán bộ Hội tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa trong phong trào phụ nữ và công tác Hội, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp sức phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.