Đak Đoa siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, huyện Đak Đoa đã chú trọng triển khai các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước dưới đất (nước ngầm).
Người dân thôn 1 (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) nạo vét lòng hồ tìm mạch nước ngầm tưới cho cây cà phê trong mùa hạn năm 2024. Ảnh: L.N

Người dân thôn 1 (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) nạo vét lòng hồ tìm mạch nước ngầm tưới cho cây cà phê trong mùa hạn năm 2024. Ảnh: L.N

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Tấn Lợi cho biết: Thực hiện Phương án số 381/PA-UBND ngày 3-3-2022 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, năm 2023, huyện Đak Đoa đã xây dựng Kế hoạch số 103/KH-UBND để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn.

Việc xây dựng kế hoạch này nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung; hạn chế sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó; đồng thời, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức.

Mục tiêu đến năm 2030, huyện dừng khai thác, trám lấp toàn bộ số lượng công trình khai thác nước ngầm tại các khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc tại các khu vực liền kề đã có điểm đấu nối của hệ thống cấp nước tập trung.

Theo đó, huyện triển khai kế hoạch và xây dựng lộ trình hạn chế khai thác nguồn nước ngầm đối với 3 địa phương gồm: xã Tân Bình (vùng hạn chế 1), thị trấn Đak Đoa (vùng hạn chế 3), xã Hà Bầu (vùng hạn chế 4).

Ông Đặng Quang Hà-Chủ tịch UBND xã Tân Bình-cho hay: Thời gian qua, UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Qua rà soát, trên địa bàn xã có 4 giếng khoan. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn xã không có hộ dân, tổ chức nào có nhu cầu khoan giếng nước để sử dụng sinh hoạt, kinh doanh đăng ký và không có hộ dân, tổ chức tự ý khai thác nguồn nước ngầm.

“Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, vận động người dân sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung, hạn chế đào giếng, khoan giếng. Đến năm 2030 dừng khai thác, trám lấp toàn bộ số lượng công trình khai thác nước ngầm tại các khu vực thôn 2 và thôn 3 khi đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc tại các khu vực liền kề đã có điểm đấu nối của hệ thống cấp nước tập trung”-Chủ tịch UBND xã Tân Bình nói.

Qua rà soát trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân để vừa lấy nước sinh hoạt vừa lấy nước cho việc tưới cây cà phê. Ảnh: L.N

Qua rà soát trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân để vừa lấy nước sinh hoạt vừa lấy nước cho việc tưới cây cà phê. Ảnh: L.N

Còn ông Y Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bầu thì thông tin: Qua rà soát, trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân đã được khoan từ lâu để lấy nước sinh hoạt và tưới cà phê. Theo kế hoạch của huyện, từ năm 2023, xã Hà Bầu thuộc vùng hạn chế 4 nên các tổ chức, cá nhân sẽ không được cấp giấy phép thăm dò, khai thác có quy mô lớn hơn 10.000 m³/ngày đêm, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng-chống thiên tai.

Đối với các công trình không có giấy phép thì xã kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động khai thác. Còn với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-nhấn mạnh: Trước tình hình biến đổi khí hậu, nếu không quản lý tốt nguồn nước ngầm, nhất là việc lạm dụng các giếng khoan sẽ dẫn đến tình trạng mạch nước ngầm bị sụt giảm. Để bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát danh sách các hộ dân dùng nước ngầm để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm theo đúng lộ trình, hiệu quả. Tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, riêng đối với các khu vực chưa có nước tập trung thì hướng dẫn khuyến cáo bà con không khoan giếng khi chưa được cấp phép của cơ quan chức năng mà khuyến khích đào giếng để lấy nước sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.