Đak Đoa siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, huyện Đak Đoa đã chú trọng triển khai các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước dưới đất (nước ngầm).
Người dân thôn 1 (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) nạo vét lòng hồ tìm mạch nước ngầm tưới cho cây cà phê trong mùa hạn năm 2024. Ảnh: L.N

Người dân thôn 1 (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) nạo vét lòng hồ tìm mạch nước ngầm tưới cho cây cà phê trong mùa hạn năm 2024. Ảnh: L.N

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Tấn Lợi cho biết: Thực hiện Phương án số 381/PA-UBND ngày 3-3-2022 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, năm 2023, huyện Đak Đoa đã xây dựng Kế hoạch số 103/KH-UBND để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn.

Việc xây dựng kế hoạch này nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung; hạn chế sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó; đồng thời, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức.

Mục tiêu đến năm 2030, huyện dừng khai thác, trám lấp toàn bộ số lượng công trình khai thác nước ngầm tại các khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc tại các khu vực liền kề đã có điểm đấu nối của hệ thống cấp nước tập trung.

Theo đó, huyện triển khai kế hoạch và xây dựng lộ trình hạn chế khai thác nguồn nước ngầm đối với 3 địa phương gồm: xã Tân Bình (vùng hạn chế 1), thị trấn Đak Đoa (vùng hạn chế 3), xã Hà Bầu (vùng hạn chế 4).

Ông Đặng Quang Hà-Chủ tịch UBND xã Tân Bình-cho hay: Thời gian qua, UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Qua rà soát, trên địa bàn xã có 4 giếng khoan. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn xã không có hộ dân, tổ chức nào có nhu cầu khoan giếng nước để sử dụng sinh hoạt, kinh doanh đăng ký và không có hộ dân, tổ chức tự ý khai thác nguồn nước ngầm.

“Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, vận động người dân sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung, hạn chế đào giếng, khoan giếng. Đến năm 2030 dừng khai thác, trám lấp toàn bộ số lượng công trình khai thác nước ngầm tại các khu vực thôn 2 và thôn 3 khi đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc tại các khu vực liền kề đã có điểm đấu nối của hệ thống cấp nước tập trung”-Chủ tịch UBND xã Tân Bình nói.

Qua rà soát trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân để vừa lấy nước sinh hoạt vừa lấy nước cho việc tưới cây cà phê. Ảnh: L.N

Qua rà soát trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân để vừa lấy nước sinh hoạt vừa lấy nước cho việc tưới cây cà phê. Ảnh: L.N

Còn ông Y Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bầu thì thông tin: Qua rà soát, trên địa bàn xã có 5 giếng khoan của người dân đã được khoan từ lâu để lấy nước sinh hoạt và tưới cà phê. Theo kế hoạch của huyện, từ năm 2023, xã Hà Bầu thuộc vùng hạn chế 4 nên các tổ chức, cá nhân sẽ không được cấp giấy phép thăm dò, khai thác có quy mô lớn hơn 10.000 m³/ngày đêm, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng-chống thiên tai.

Đối với các công trình không có giấy phép thì xã kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động khai thác. Còn với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-nhấn mạnh: Trước tình hình biến đổi khí hậu, nếu không quản lý tốt nguồn nước ngầm, nhất là việc lạm dụng các giếng khoan sẽ dẫn đến tình trạng mạch nước ngầm bị sụt giảm. Để bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát danh sách các hộ dân dùng nước ngầm để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm theo đúng lộ trình, hiệu quả. Tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, riêng đối với các khu vực chưa có nước tập trung thì hướng dẫn khuyến cáo bà con không khoan giếng khi chưa được cấp phép của cơ quan chức năng mà khuyến khích đào giếng để lấy nước sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.