Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.

Những ngày gần đây, sáng nào, chị Rơ Châm HJút (làng Pleiku Roh, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) cũng phải dậy rất sớm để đi lấy nước giọt về dùng. Chị bộc bạch: “Nhà nước đầu tư xây dựng giọt nước của làng, bà con ai cũng mừng. Nhưng do trời nắng nóng quá nên nước chảy ra ít. Mình phải dậy thật sớm để đi lấy nước về sử dụng trong ngày”.

Còn ông Rơ Châm Lối (cùng làng Pleiku Roh) thì cho biết: “Chưa năm nào giọt nước làng mình lại ít nước như năm nay. Nhiều gia đình phải đào giếng hoặc nạo vét, khoan giếng sâu hơn. Nhà mình đã đào 3 cái giếng, nhưng chỉ 1 cái có nước. Bây giờ, làng mình ai cũng tiết kiệm nước”.

Người dân làng Klung (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước. Ảnh: H.C

Người dân làng Klung (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước. Ảnh: H.C

Anh Nguyễn Ẩn (thôn 5, xã Trà Đa, TP. Pleiku) làm nghề khoan giếng hơn 10 năm nay. Trước nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất tăng cao, anh Ẩn huy động thêm nhân lực và sắm 3 cái máy khoan. Tuy nhiên, có thời điểm, anh chưa thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Thời điểm này, ai muốn khoan giếng phải thỏa thuận đặt cọc trước 5 ngày.

Anh chia sẻ: “Năm nay, nguồn nước ngầm suy giảm chưa từng thấy, nhiều nơi phải khoan sâu xuống 130 m mới tới nguồn nước, tốn tới 20 triệu đồng tiền công. Đó là chưa kể tiền mua ống dẫn nước và máy bơm. Với 1 cái giếng khoan, bà con phải bỏ ra khoảng 30-40 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Văn Tường (làng Klung, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cũng hành nghề khoan giếng nước nhiều năm. Ngoài nhận khoan giếng, anh còn sửa giếng, nạo vét giếng, đào ao tích trữ nước và lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt, tưới tiết kiệm các loại cây trồng. Khách hàng của anh không chỉ ở huyện Chư Păh, huyện Ia Grai, TP. Pleiku mà còn cả ở tỉnh Kon Tum. “Năm nay, trời nắng nóng kéo dài nên nhu cầu khoan giếng tăng cao. Anh em chúng tôi luôn kín lịch làm việc”-ông Tường nói.

Nước ngầm suy giảm mạnh là do nhiều nguyên nhân như mất rừng tự nhiên trên diện rộng, quá nhiều người khai thác sử dụng nước, tốc độ bê tông hóa nhanh, công tác quản lý còn nhiều bất cập... Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kéo dài, lượng nước bốc hơi nhiều. Các cấp chính quyền trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ, khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm, thực hiện quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Lâm nghiệp… Tuy vậy, trên thực tế, hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới lòng đất vẫn diễn ra rất phức tạp tại các địa phương.

Trao đổi với P.V, ông Lương Thanh Bình-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường-cho hay: “Chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần công khai các vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất và hướng dẫn người dân khai thác nước ngầm theo từng khu vực để bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời, cần xử lý nghiêm những trường hợp khai thác, sử dụng nước trái phép”.

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.