Bảo vệ nguồn nước ngầm để phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với chủ đề “Nước ngầm-Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”, các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ kỷ niệm Ngày Nước thế giới 22-3 năm nay được Liên hợp quốc khẳng định vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và điều kiện vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Cùng với đó, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, phục vụ cho quá trình tồn tại và thích ứng trước tình hình biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu phát triển dân số toàn cầu.

Tiếp sau các hoạt động của Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14-3), Tuần lễ hoạt động kỷ niệm Ngày Nước thế giới 22-3 năm nay là dịp để thế giới cùng cất lên tiếng nói ngăn chặn các dự án phát triển mang tính hủy diệt, thực thi chính sách quản lý công bằng và bền vững cho các dòng sông, hợp tác xử lý ô nhiễm, giữ gìn sự trong lành của môi trường sinh thái.


Việt Nam có hơn 3.450 sông, suối với tổng lượng nước mỗi năm khoảng 830 tỷ m3. Không chỉ tạo nên sự đa dạng về cảnh quan, môi trường mà đó còn là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Vì vậy, gìn giữ hệ thống nước ngầm là việc làm hết sức cần thiết, nhằm duy trì ổn định nguồn tài nguyên nước, phục vụ yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia.  

Thế nhưng, sự phát triển nóng các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề với lượng nước thải từ sinh hoạt, bệnh viện, sản xuất… chưa qua xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước cũng như tuổi thọ các dòng sông. Tình trạng đô thị hóa nhanh chóng và thiếu quy hoạch khiến việc xử lý rác thải, nước thải vượt tầm kiểm soát. Nhiều dòng sông bị xâm lấn khiến dòng chảy chậm lại; không có nguồn nước bổ sung để tự làm sạch, độc tố tích tụ dẫn đến ô nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm nghiêm trọng.

Sau 15 năm triển khai các chương trình quan trắc môi trường nước các lưu vực sông chính của đất nước, cơ quan chức năng đã đưa ra số liệu đánh giá cùng các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước; hướng tới mô hình phát triển mới-chuyển từ “nâu” sang “xanh” và bền vững hơn. Tuy nhiên, tình hình xem ra vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu, ô nhiễm nguồn nước mặt và sụt giảm nguồn nước ngầm vẫn trong tình trạng báo động.

Tình trạng này xảy ra khắp các vùng miền, đặc biệt là khu vực miền Trung-Tây Nguyên, khi nơi đây tập trung hàng trăm công trình thủy điện và tình trạng mở rộng ồ ạt diện tích các loại cây công nghiệp.

Hệ lụy của việc phát triển thủy điện và tác động của con người đã làm cho rừng Tây Nguyên bị thu hẹp đáng kể. 10 năm qua, Tây Nguyên mất hơn 46.260 ha rừng tự nhiên mỗi năm. Một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: Với hơn 2,5 triệu ha, diện tích đất có rừng của Tây Nguyên chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước, độ che phủ rừng ở Tây Nguyên còn 45,92%, nhưng 70% trong số đó lại là rừng nghèo và nghèo kiệt, rừng giàu và trung bình chỉ còn ở một số khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn.

Không chỉ vì thủy điện mà việc phát triển quá nhanh diện tích các loại cây trồng cần nhiều nước tưới như: cà phê, hồ tiêu, chanh dây... cũng khiến trữ lượng nước ngầm ở Tây Nguyên ngày càng sụt giảm, dòng chảy trên các sông khu vực này nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, cá biệt có nơi hụt tới 50-60%, nhất là những năm hạn hán, El Nino. Người dân phải khoan giếng đến hàng trăm mét để lấy nước tưới và sinh hoạt, khiến mực nước ngầm xuống thấp và sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng.

“Nước ngầm hiện chiếm tới 30% nguồn tài nguyên nước trên thế giới, song đang bị đe dọa vì tình trạng khai thác quá mức hay ô nhiễm từ nhiều yếu tố như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...”-bà Eiman Karar-chuyên gia quản lý nguồn nước, thành viên của Hiệp hội Nước Quốc tế (IWA) khẳng định như vậy.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường, tạo hành lang pháp lý cần thiết để thực thi các hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bao gồm cả nguồn nước ngầm quý giá, đang đứng trước nguy cơ suy thoái do những tác động bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như các hoạt động kinh tế của con người.

Vì vậy, hãy cùng hành động có trách nhiệm để ngăn chặn tình trạng “ngược đãi” các dòng sông, đẩy mạnh hợp tác xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước là việc làm vừa cấp bách, vừa lâu dài để gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá này phục vụ cuộc sống con người và yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.