Hàng năm, Chư Sê giải quyết việc làm mới cho 2.030 lao động người DTTS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-6), huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV, năm 2024 với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện cho trên 62.800 người DTTS trên địa bàn.
Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Đinh Yến
Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Đinh Yến

Huyện Chư Sê có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 48,58% dân số trên địa bàn. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông và nhựa hóa; 98,1% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 99,89% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 92,31% người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 2 chợ vùng DTTS và miền núi được đầu tư, cải tạo nâng cấp; các thiết chế văn hóa trong vùng DTTS được quan tâm đầu tư.

Công tác giảm nghèo trong đồng bào DTTS được quan tâm, chú trọng. Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 6,24%. Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế, hàng năm cấp mới, gia hạn 24.808 thẻ; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho 9.718 lượt hộ nghèo. Tính từ năm 2019 đến nay, bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho 2.030 lao động người DTTS. Tính đến cuối năm 2023, huyện Chư Sê có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 1 làng đạt chuẩn nông thôn mới theo Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Đại hội đã bầu 14 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV dự kiến diễn ra trong tháng 10-2024. Ảnh: Đinh Yến

Đại hội đã bầu 14 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV dự kiến diễn ra trong tháng 10-2024. Ảnh: Đinh Yến

Với chủ đề “Các dân tộc huyện Chư Sê đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển”, tại đại hội, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và thống nhất mục tiêu cụ thể đến năm 2029, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm trên 3%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông, nhựa hóa, 100% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa, 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; phấn đấu 50% lao động người DTTS trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện; đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc từ huyện đến cơ sở, đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương…

Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và bầu đoàn đại biểu gồm 14 người dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh dự kiến diễn ra trong tháng 10-2024.

Dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Sê đã tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ “Các dân tộc huyện Chư Sê đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững". Ban Dân tộc tỉnh đã tặng giấy khen cho 5 tập thể và 10 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2019-2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc, giai đoạn 2019-2024. Ảnh: Đinh Yến

Khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc, giai đoạn 2019-2024. Ảnh: Đinh Yến

Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho 8 tập thể, 33 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc, giai đoạn 2019-2024.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trao bảng tượng trưng hỗ trợ nhà và bò sinh kế cho hộ khó khăn ở làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương

Dấu ấn từ hoạt động kết nghĩa

(GLO)- Sau 1 năm triển khai thực hiện những giải pháp quyết liệt, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã đi vào thực tiễn cuộc sống với những kết quả sinh động.

Kỳ vọng công tác giảm nghèo trong năm mới

Kỳ vọng công tác giảm nghèo trong năm mới

(GLO)- Hàng ngàn gia đình vừa thoát nghèo trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị đón năm 2025 trong niềm hân hoan. Đây là động lực để các hộ dân tiếp tục cố gắng lao động sản xuất nhằm tạo ra cuộc sống ấm no hơn trong tương lai.

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

(GLO)- Tại các nhà thờ, giáo xứ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đang chuẩn bị đón mừng lễ Giáng sinh năm 2024. Dịp này, cấp ủy, chính quyền và MTTQ dành sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo đạo có một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.