Xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 303,94 tỉ USD, khối doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5-2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 303,94 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6%.

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 156,28 tỉ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 20,23 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 147,67 tỉ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 21,77 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước.

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 205,44 tỉ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 24,82 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 98,5 tỉ USD, tăng 21,1% (tương ứng tăng 17,18 tỉ USD).

Như vậy, khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 5 tháng qua.

Đối với khối doanh nghiệp FDI, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 111,93 tỉ USD, tăng 13,1% (tương ứng tăng 12,95 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, các nhóm hàng xuất khẩu chiếm ưu thế lớn vẫn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị…

Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 93,51 tỉ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 11,87 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 63,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null