Hậu kiểm doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công tác hậu kiểm doanh nghiệp (DN) sau thành lập luôn được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Gia Lai chú trọng triển khai nhằm góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn.

Theo Luật DN năm 2020, chủ DN đăng ký kinh doanh theo cách tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin trong hồ sơ đăng ký thành lập DN. Thủ tục thực hiện khá đơn giản, chỉ cần có căn cước công dân, kê khai địa chỉ trụ sở, ngành nghề, vốn là có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN.

Đồng thời, hồ sơ thủ tục đăng ký DN đã liên thông với cơ quan thuế, DN không phải tự đi đến nhiều cơ quan mất thời gian. Theo đó, việc đăng ký thành lập DN tại Sở KH-ĐT hiện được giải quyết không quá 1 ngày.

Chị Nguyễn Ngọc Anh-Phó Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Anh (phường Đống Đa, TP. Pleiku) chia sẻ: “Chúng tôi được hướng dẫn đăng ký thành lập DN qua trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn trên Cổng thông tin quốc gia nên không cần đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để đăng ký. Thủ tục rất đơn giản, chỉ cần điền thông tin cá nhân và ngành nghề, sau đó scan và tải các tài liệu cần thiết, xác nhận và thanh toán điện tử là xong”.

Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký thành lập DN, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của người dân. Nhờ vậy, số DN đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh liên tục tăng. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 340 DN thành lập mới, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số DN toàn tỉnh lên gần 10.000.

Chỉ cần có căn cước công dân, kê khai địa chỉ trụ sở, ngành nghề, vốn là có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN và được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Ảnh: Hà Duy

Chỉ cần có căn cước công dân, kê khai địa chỉ trụ sở, ngành nghề, vốn là có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN và được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Ảnh: Hà Duy

Song, quy trình quá đơn giản, không cần chứng minh tài chính hay khả năng kinh doanh khi đăng ký thành lập DN cũng dễ tạo điều kiện cho các cá nhân có ý đồ xấu lợi dụng để hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó, nhiều DN đăng ký thành lập nhưng năng lực tài chính hạn chế nên phải ngưng hoạt động chỉ sau thời gian ngắn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 102 DN tạm ngưng hoạt động và 23 DN giải thể. Ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN tỉnh-nhận định: “Tuy số lượng DN trên địa bàn tỉnh nhiều và năm nào cũng tăng nhưng thực tế chỉ khoảng 50% DN có hoạt động thực chất, có doanh thu”.

Bởi vậy, công tác hậu kiểm DN có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hạn chế những DN không đủ năng lực hoạt động. Ông Nguyễn Hữu Nguyên-Phó Giám đốc Sở KH-ĐT-cho biết: Việc hậu kiểm DN sau thành lập là trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương cấp huyện theo Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 12-9-2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh.

Song, công tác này cũng đang đối diện với những khó khăn như: phải sắp xếp thời gian kiểm tra để tránh cho DN phải làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị trong 1 năm; các DN đăng ký thành lập sau 2 năm mới được tiến hành kiểm tra; mỗi năm có gần 1.000 DN đăng ký thành lập, địa bàn rộng, cán bộ tham gia công tác hậu kiểm thì hạn chế nên khó kiểm soát được hết tình hình hoạt động của các DN...

“Riêng với Sở KH-ĐT, công tác hậu kiểm chỉ triển khai được khoảng 80-100 DN/năm, triển khai hậu kiểm theo lĩnh vực hoạt động nổi cộm của DN hoặc theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ KH-ĐT. Nội dung hậu kiểm chưa chuyên sâu, đặc biệt là chưa có chế tài xử lý DN không hợp tác với đoàn kiểm tra bằng nhiều lý do như: khám-chữa bệnh, đi làm ăn xa, không ủy quyền cho người làm việc... dẫn đến công tác hậu kiểm chưa thực sự hiệu quả”-ông Nguyên cho hay.

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Thiên Phúc Plastic (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Thiên Phúc Plastic (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Để khắc phục tình trạng DN “ma”, hiện tại, hệ thống cảnh báo rủi ro của DN sau đăng ký kinh doanh được tích hợp với hệ thống cảnh báo rủi ro của ngành Thuế đã được xây dựng để có thể kiểm tra và đánh giá tình trạng triển khai các thủ tục sau đăng ký kinh doanh cũng như hoạt động của DN định kỳ hoặc đột xuất. Qua đó, ngành chức năng có thể kịp thời xử lý các trường hợp DN vi phạm như: DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, cảnh báo vi phạm của DN, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN...

Mới đây, Sở KH-ĐT đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký của 6 DN và buộc số DN này phải làm thủ tục giải thể do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không đảm bảo các điều kiện để hoạt động gồm: Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp FLC Biscom Gia Lai, Công ty TNHH một thành viên Hồng Hạnh Gia Lai, Doanh nghiệp tư nhân Trường Đạt, Công ty TNHH một thành viên Nguyên Việt Gia Lai, Công ty TNHH một thành viên Kỳ Duyên Gia Lai, Công ty TNHH Bảo Ánh Gia Lai.

“Mỗi năm, Sở KH-ĐT xây dựng kế hoạch hậu kiểm DN ở một số địa phương khác nhau. Kế hoạch hậu kiểm năm 2024 chủ yếu tập trung ở TP. Pleiku, huyện Ia Grai, Chư Păh với số lượng dự kiến là 90 DN.

Nội dung hậu kiểm chủ yếu là DN tăng vốn điều lệ lớn và vốn điều lệ đăng ký lớn (theo chỉ đạo của Bộ KH-ĐT để nắm bắt tình hình kê khai vốn khống, vốn ảo của DN).

Do niên hạn báo cáo tài chính của DN hàng năm kết thúc vào ngày 31-3 của năm sau nên công tác hậu kiểm được triển khai từ tháng 5 hàng năm. Riêng năm 2024, kế hoạch hậu kiểm sẽ bắt đầu từ đầu tháng 6”-Phó Giám đốc Sở KH-ĐT thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông đoạt Giải Vàng chất lượng Quốc Gia

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông đoạt Giải Vàng chất lượng Quốc Gia

(GLO)- Vừa qua, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng chất lượng Quốc Gia năm 2023. Đây là minh chứng cho những nỗ lực đổi mới của đơn vị trong hoạt động sản xuất để đạt được những kết quả tích cực, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này