Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Kông Chro hiện có hơn 99.702 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, 63.122,16 ha có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,84%. Từ năm 2021 đến nay, UBND huyện đã triển khai giao rừng cho các hộ dân và cộng đồng. Năm 2021, huyện đã giao hơn 1.836 ha rừng cho 7 cộng đồng trên địa bàn 4 xã (Yang Nam, Đăk Kơ Ning, Sró, Đăk Song) với 301 hộ tham gia; năm 2022 giao 734 ha rừng cho 1 cộng đồng trên địa bàn xã Đăk Kơ Ning với 85 hộ tham gia; năm 2023 giao 2.849 ha rừng cho 7 cộng đồng trên địa bàn 4 xã (Ya Ma, Đăk Kơ Ning, Sró, Đăk Song) với 635 hộ tham gia.

Việc giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; sản xuất nông-lâm nghiệp dưới tán rừng theo quy định hiện hành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Làng Kte-Kchăng (xã Đăk Song) nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 974 ha rừng với có 123 hộ dân tham gia. Ông Đinh Choech-đại diện cộng đồng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng-cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi đốt nương làm rẫy phải đảm bảo an toàn, không để lửa cháy lan vào rừng; không phá rừng làm nương rẫy, không chặt phá cây rừng. Đồng thời, phân chia mỗi tổ 5-7 người thay phiên nhau tuần tra để bảo vệ rừng”.

Cộng đồng làng B’là (xã Đăk Song) chia tổ thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: G.H

Cộng đồng làng B’là (xã Đăk Song) chia tổ thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: G.H

Còn ông Đinh Ương-Trưởng thôn Kliếc-H’Ôn (xã Đăk Song) thì cho hay: “Cộng đồng làng Kliếc-H’Ôn nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.002 ha rừng. Kinh phí nhận khoán là 400 ngàn đồng/ha/năm. Để bảo vệ và phòng-chống cháy rừng hiệu quả, chúng tôi chia thành nhiều tổ thay phiên nhau tuần tra 2-3 lần/tuần”.

Từ năm 2021 đến nay, cộng đồng làng Bya (xã Sró) nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 389,5 ha rừng. Ông Đinh Kũk-Trưởng nhóm cộng đồng làng Bya-chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức họp dân, chia tổ và phân công nhiệm vụ cho từng tổ. Hàng tuần, các tổ thay nhau đi tuần tra, nếu phát hiện có hành vi phá rừng, cháy rừng thì lập tức triển khai ngăn chặn và báo cho trưởng thôn, kiểm lâm địa bàn, cán bộ UBND xã để xử lý. Nhờ tuần tra thường xuyên nên không xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy hay phá rừng”.

Theo ông Nguyễn Anh Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Sró: Thời gian qua, UBND xã đã ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với các khu vực rừng có nguy cơ cao bị xâm hại, xã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. “Qua công tác tuyên truyền, vận động, các hộ dân nhận khoán đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Khi ý thức được nâng lên, người dân không còn phá rừng làm nương rẫy. Bên cạnh đó, các hộ dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ rừng có thêm nguồn thu nhập”-ông Đức thông tin.

Đóng biển, cắm mốc giao rừng cho cộng đồng làng Pting (xã Sró) với diện tích gần 300 ha. Ảnh: G.H

Đóng biển, cắm mốc giao rừng cho cộng đồng làng Pting (xã Sró) với diện tích gần 300 ha. Ảnh: G.H

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Anh Tuấn-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro-cho biết: Việc giao khoán rừng cho cộng đồng, nhóm hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng. Đến thời điểm hiện tại, các diện tích rừng được giao khoán được cộng đồng và hộ gia đình quản lý, bảo vệ tốt, chưa để xảy ra phá rừng, mất rừng.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc giao rừng cho cộng đồng, người dân vẫn còn một số khó khăn như: chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng được nhận giao rừng; đời sống của các cộng đồng làng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn; công tác phát triển lâm sản phụ, cây dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng chưa được đầu tư để đảm bảo nguồn thu cho cộng đồng làng nhận khoán…

“Năm 2024, huyện sẽ tiếp tục thực hiện giao rừng với diện tích 4.586,1 ha cho 3 cộng đồng làng gồm: làng Broch Siêu (xã An Trung) với 96 hộ tham gia; làng Tkắt và làng Hrach (xã Đăk Kơ Ning) với 145 hộ tham gia. Để công tác giao rừng đạt hiệu quả, huyện cũng kiến nghị các ngành của tỉnh hướng dẫn việc lập và thẩm định hồ sơ địa chính. Từ đó, huyện mới có cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng được giao rừng; tham mưu UBND tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển lâm sản phụ dưới tán rừng”-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

(GLO)- Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho công nhân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, điện lực các địa phương tại Gia Lai đã đồng loạt ra quân diễn tập phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.