Đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và rà soát hộ nghèo, cận nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023.

Tại Công văn số 2313/UBND-KGVX ngày 29-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh và UBND các huyện, thị xã thành phố tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 277/LĐTBXH-VPQGGN ngày 6-2-2023 và Công văn số 227/LĐTBXHVPQGGN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đôn đốc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Công văn số 839/UBND-KTTH ngày 12-4-2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình MTQG năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được hỗ trợ con giống dê Bách Thảo để làm sinh kế. Ảnh: Trần Đức

Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được hỗ trợ con giống dê Bách Thảo để làm sinh kế. Ảnh: Trần Đức

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình MTQG của các cơ quan Trung ương, chủ động hướng dẫn hoặc tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; hướng dẫn các địa phương triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 theo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại các địa phương, đơn vị.

Các sở, ngành: Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, TP. Pleiku triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án do cơ quan, đơn vị mình chủ trì; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác giải ngân nguồn vốn và tiến độ triển khai thực hiện của các địa phương có liên quan. 

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo năm 2023, xây dựng kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án/nội dung công việc được bố trí vốn; kịp thời nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ giải ngân đối với những nội dung công việc đã có khối lượng hoàn thành, không tập trung thanh toán vào cuối năm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; thường xuyên cập nhật tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện các hoạt động của Chương trình gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

Gia đình chị Ksor H’Lem (SN 1979, ở tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) được Ủy ban MTTQ thị xã hỗ trợ 2 con bò làm sinh kế và vay vốn phát triển sản xuất nên đã thoát nghèo. Ảnh: Trần Đức

Gia đình chị Ksor H’Lem (SN 1979, ở tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) được Ủy ban MTTQ thị xã hỗ trợ 2 con bò làm sinh kế và vay vốn phát triển sản xuất nên đã thoát nghèo. Ảnh: Trần Đức

Đồng thời, các địa phương tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy định về các chính sách, chương trình giảm nghèo năm 2023; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.

Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng, đủ quy trình, xác định chính xác đối tượng, bảo đảm quy định về thời gian và hệ thống mẫu, biểu báo cáo; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và thu thập cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo để kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao các các sở, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.