Đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và rà soát hộ nghèo, cận nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023.

Tại Công văn số 2313/UBND-KGVX ngày 29-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh và UBND các huyện, thị xã thành phố tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 277/LĐTBXH-VPQGGN ngày 6-2-2023 và Công văn số 227/LĐTBXHVPQGGN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đôn đốc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Công văn số 839/UBND-KTTH ngày 12-4-2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình MTQG năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được hỗ trợ con giống dê Bách Thảo để làm sinh kế. Ảnh: Trần Đức

Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được hỗ trợ con giống dê Bách Thảo để làm sinh kế. Ảnh: Trần Đức

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình MTQG của các cơ quan Trung ương, chủ động hướng dẫn hoặc tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; hướng dẫn các địa phương triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 theo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại các địa phương, đơn vị.

Các sở, ngành: Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, TP. Pleiku triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án do cơ quan, đơn vị mình chủ trì; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác giải ngân nguồn vốn và tiến độ triển khai thực hiện của các địa phương có liên quan. 

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo năm 2023, xây dựng kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án/nội dung công việc được bố trí vốn; kịp thời nghiệm thu, hoàn thiện hồ sơ giải ngân đối với những nội dung công việc đã có khối lượng hoàn thành, không tập trung thanh toán vào cuối năm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; thường xuyên cập nhật tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện các hoạt động của Chương trình gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

Gia đình chị Ksor H’Lem (SN 1979, ở tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) được Ủy ban MTTQ thị xã hỗ trợ 2 con bò làm sinh kế và vay vốn phát triển sản xuất nên đã thoát nghèo. Ảnh: Trần Đức

Gia đình chị Ksor H’Lem (SN 1979, ở tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) được Ủy ban MTTQ thị xã hỗ trợ 2 con bò làm sinh kế và vay vốn phát triển sản xuất nên đã thoát nghèo. Ảnh: Trần Đức

Đồng thời, các địa phương tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy định về các chính sách, chương trình giảm nghèo năm 2023; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.

Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng, đủ quy trình, xác định chính xác đối tượng, bảo đảm quy định về thời gian và hệ thống mẫu, biểu báo cáo; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và thu thập cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo để kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao các các sở, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo

Chung tay hỗ trợ người dân thôn 5 thoát nghèo

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế để người dân thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thoát nghèo.
Mang Yang tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mang Yang tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Với hơn 60% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Mang Yang luôn quan tâm tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hạnh phúc của cậu bé Rơ Mah Tú ở làng Nú 2

Cậu bé Rơ Mah Tú hạnh phúc trong ngôi nhà mới

(GLO)- Thiếu vắng hơi ấm của cha từ nhỏ, đến ngày 27-8 vừa qua, em Rơ Mah Tú (làng Nú 2, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mới cảm nhận được tình cảm này. Em được Đồn Biên phòng Ia Chía nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về nuôi tại tổ công tác địa bàn của đơn vị tại làng Beng.

Gia Lai hân hoan chào mừng Quốc khánh 2-9

Gia Lai hân hoan chào mừng Quốc khánh 2-9

(GLO)- Ngày 2-9, tiết trời Gia Lai trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Hòa chung không khí rộn ràng của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), từ phố thị đến nông thôn rợp bóng cờ hoa. Người dân vui đón Tết Độc lập trong niềm hân hoan, phấn khởi.
Chung sức giúp học sinh nghèo Gia Lai bước vào năm học mới

Chung sức giúp học sinh nghèo Gia Lai bước vào năm học mới

(GLO)- 12 em học sinh mồ côi, gia đình nghèo, khó khăn ở xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) được Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo Gia Lai vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ chi phí mua sắm sách vở. Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, thiết thực góp phần tiếp sức các em bước vào năm học mới.
Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

(GLO)-

Như một lời hẹn ước, 2-9 hàng năm, những người con của mảnh đất Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) hiện sinh sống tại Gia Lai lại hội tụ cùng nhau. Với họ, đó là một ngày Tết Độc lập rất đặc biệt khi được ngồi bên nhau hàn huyên trong niềm tự hào là người con của mảnh đất nơi Bác Hồ sinh ra.

Những “cô gái mở đường” Trường Sơn huyền thoại

Những “cô gái mở đường” Trường Sơn huyền thoại

(GLO)- Nhắc đến đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước không thể không nhớ đến những “cô gái mở đường”. Những câu chuyện ấy vẫn in đậm trong ký ức biết bao cựu thanh niên xung phong (TNXP) để mỗi lần gặp mặt, họ lại tự hào nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, quả cảm.

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Hệ thống giám sát của Bộ TT-TT đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của VN đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng internet, trong số đó có 360.000 camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.