Gia Lai: Nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho 60 cán bộ nữ dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 15-8, tại TP. Pleiku, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Gia Lai khai mạc lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ cấp huyện, cấp xã trong vùng triển khai thực hiện Dự án 8 tại tỉnh Gia Lai.

Dự khai mạc có bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh và 60 cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt; cán bộ nữ trẻ được quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã.

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Trong 2 ngày (15 và 16-8), các học viên được giảng viên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh trao đổi 4 chuyên đề: tổng quan về hoạt động lãnh đạo, quản lý; các kỹ năng tuyên truyền, vận động; thu thập và xử lý thông tin; xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý. Hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Gia Lai; tăng cường sự tham gia, vai trò lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này ở cấp huyện và cấp xã.

Các học viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Các học viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho rằng, cán bộ lãnh đạo, quản lý tại địa phương luôn gặp các tình huống chính trị-xã hội như tranh chấp đất đai, tụ tập đông người, cản trở giao thông, phá hoại hoạt động sản xuất, kinh doanh... Ngoài ra, ở 1 số vị trí công tác, cán bộ lãnh đạo phải thực hiện vai trò tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo… Do đó, kỹ năng xử lý tốt các tình huống sẽ góp phần quan trọng giúp giải quyết các vấn đề cho cấp huyện, xã.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam kỳ vọng: "Thông qua các chuyên đề, nhất là kinh nghiệm trong xử lý tình huống, các chị sẽ có thêm nhiều giải pháp, cách thức, bổ túc thêm kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng linh hoạt, sáng tạo giải quyết tốt các tình huống cụ thể tại địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.