Gia Lai: Nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho 60 cán bộ nữ dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 15-8, tại TP. Pleiku, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Gia Lai khai mạc lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ cấp huyện, cấp xã trong vùng triển khai thực hiện Dự án 8 tại tỉnh Gia Lai.

Dự khai mạc có bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh và 60 cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt; cán bộ nữ trẻ được quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã.

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Trong 2 ngày (15 và 16-8), các học viên được giảng viên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh trao đổi 4 chuyên đề: tổng quan về hoạt động lãnh đạo, quản lý; các kỹ năng tuyên truyền, vận động; thu thập và xử lý thông tin; xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý. Hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Gia Lai; tăng cường sự tham gia, vai trò lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này ở cấp huyện và cấp xã.

Các học viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Các học viên tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Minh Châu

Bà Tôn Ngọc Hạnh-Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho rằng, cán bộ lãnh đạo, quản lý tại địa phương luôn gặp các tình huống chính trị-xã hội như tranh chấp đất đai, tụ tập đông người, cản trở giao thông, phá hoại hoạt động sản xuất, kinh doanh... Ngoài ra, ở 1 số vị trí công tác, cán bộ lãnh đạo phải thực hiện vai trò tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo… Do đó, kỹ năng xử lý tốt các tình huống sẽ góp phần quan trọng giúp giải quyết các vấn đề cho cấp huyện, xã.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam kỳ vọng: "Thông qua các chuyên đề, nhất là kinh nghiệm trong xử lý tình huống, các chị sẽ có thêm nhiều giải pháp, cách thức, bổ túc thêm kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng linh hoạt, sáng tạo giải quyết tốt các tình huống cụ thể tại địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.