Tiếp nhận 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam trao tặng học sinh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 13-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp cùng Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai và Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng máy vi tính của Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam cho Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tham dự buổi lễ về phía tỉnh Gia Lai có Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định và các Phó Giám đốc Sở GD-ĐT: Bùi Khoa Nghi, Trần Bá Công; Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hoàng Minh Việt; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT; đại diện giáo viên và học sinh các trường được nhận phân bổ máy vi tính của Chương trình.

Về phía đơn vị trao tặng có các ông: Madan Mohan Sethi-Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh; Rajib Gupta-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM).

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Mộc Trà

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được Thủ tướng Chính phủ phát động từ ngày 12-9-2021 nhằm kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến trước đại dịch Covid-19.

Chương trình đặc biệt quan tâm trực tiếp đối 3 đối tượng học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo và con mồ côi cha hoặc mẹ do Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, các cấp, ngành cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chung tay cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD-ĐT giúp nhiều học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tham gia học tập.

Tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định đã đại diện cho học sinh Gia Lai tiếp nhận bảng tượng trưng trao tặng 27 máy vi tính trị giá trên 383,2 triệu đồng từ Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi và Chủ tịch INCHAM Rajib Gupta; đồng thời, cảm ơn tấm lòng nhân ái, sẻ chia của Cộng động người Ấn Độ tại khu vực phía Nam Việt Nam dành cho ngành Giáo dục Gia Lai.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT, sự hỗ trợ này sẽ góp phần giúp rút ngắn “khoảng cách số” giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa; không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau” trên con đường chinh phục giấc mơ tri thức.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải) tiếp nhận bảng tượng trưng tặng 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải) tiếp nhận bảng tượng trưng tặng 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà

Đại diện Cộng đồng Ấn Độ tại khu vực phía Nam cũng cho rằng, “Sóng và máy tính cho em” của Chính phủ Việt Nam là một chương trình có ý nghĩa nhân văn lớn, giúp học sinh khó khăn được học tập, tiếp cận với kho tàng kiến thức trên thế giới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Tuy số lượng máy tính trao tặng đợt này không nhiều, song Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi hy vọng sẽ giúp cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai có điều kiện học tập, tiếp cận dễ dàng với thông tin trên toàn cầu; từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo và giúp các em hiện thực hóa ước mơ.

Thông qua chương trình này, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn tiếp tục được đồng hành, hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh, sinh viên… ở lĩnh vực tiếng Anh và Công nghệ thông tin thông qua các chương trình ngắn hạn trực tiếp hoặc trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.