Tiếp nhận 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam trao tặng học sinh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 13-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp cùng Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai và Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng máy vi tính của Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam cho Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tham dự buổi lễ về phía tỉnh Gia Lai có Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định và các Phó Giám đốc Sở GD-ĐT: Bùi Khoa Nghi, Trần Bá Công; Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hoàng Minh Việt; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT; đại diện giáo viên và học sinh các trường được nhận phân bổ máy vi tính của Chương trình.

Về phía đơn vị trao tặng có các ông: Madan Mohan Sethi-Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh; Rajib Gupta-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM).

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Mộc Trà

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được Thủ tướng Chính phủ phát động từ ngày 12-9-2021 nhằm kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến trước đại dịch Covid-19.

Chương trình đặc biệt quan tâm trực tiếp đối 3 đối tượng học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo và con mồ côi cha hoặc mẹ do Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, các cấp, ngành cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chung tay cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD-ĐT giúp nhiều học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tham gia học tập.

Tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định đã đại diện cho học sinh Gia Lai tiếp nhận bảng tượng trưng trao tặng 27 máy vi tính trị giá trên 383,2 triệu đồng từ Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi và Chủ tịch INCHAM Rajib Gupta; đồng thời, cảm ơn tấm lòng nhân ái, sẻ chia của Cộng động người Ấn Độ tại khu vực phía Nam Việt Nam dành cho ngành Giáo dục Gia Lai.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT, sự hỗ trợ này sẽ góp phần giúp rút ngắn “khoảng cách số” giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa; không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau” trên con đường chinh phục giấc mơ tri thức.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải) tiếp nhận bảng tượng trưng tặng 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải) tiếp nhận bảng tượng trưng tặng 27 máy vi tính từ Cộng đồng Ấn Độ khu vực phía Nam Việt Nam. Ảnh: Mộc Trà

Đại diện Cộng đồng Ấn Độ tại khu vực phía Nam cũng cho rằng, “Sóng và máy tính cho em” của Chính phủ Việt Nam là một chương trình có ý nghĩa nhân văn lớn, giúp học sinh khó khăn được học tập, tiếp cận với kho tàng kiến thức trên thế giới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Tuy số lượng máy tính trao tặng đợt này không nhiều, song Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi hy vọng sẽ giúp cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai có điều kiện học tập, tiếp cận dễ dàng với thông tin trên toàn cầu; từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo và giúp các em hiện thực hóa ước mơ.

Thông qua chương trình này, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn tiếp tục được đồng hành, hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh, sinh viên… ở lĩnh vực tiếng Anh và Công nghệ thông tin thông qua các chương trình ngắn hạn trực tiếp hoặc trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.