Gia Lai tiếp nhận hơn 1,32 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật ủng hộ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai, sau hơn 3 tháng triển khai, Ban vận động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã tiếp nhận được nhiều nguồn đóng góp từ các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành nhằm hỗ trợ cho học sinh thiếu trang thiết bị học tập trực tuyến trên địa bàn.
Tính đến ngày 8-2, Sở GD-ĐT đã tiếp nhận 117 máy tính các loại (12 laptop, 64 máy tính bàn, 41 máy tính bảng) của các sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông-Vận tải; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Công ty cổ phần In-Đầu tư phát triển giáo dục Gia Lai; Công ty cổ phần Thủy điện Sê San 4A.
Một số cơ quan, đơn vị khác cũng gửi văn bản ủng hộ cho Chương trình, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum (1 bộ máy tính bàn); Sở Khoa học và Công nghệ (1 laptop); Sở Ngoại vụ (50 máy tính bàn mới, đang kêu gọi tài trợ từ Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh). Cùng với đó, Công ty Điện lực Gia Lai và Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cũng ủng hộ và đã trao trực tiếp đến học sinh 30 máy tính bảng và 2 bộ máy tính bàn.
Nhờ Chương trình
Nhờ Chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhiều học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện để học tập trực tuyến. Ảnh: Mộc Trà
Ngoài ra, Sở GD-ĐT còn tiếp nhận qua tài khoản tại Kho bạc Nhà nước với tổng số tiền hơn 1,32 tỷ đồng ủng hộ cho Chương trình từ Công đoàn ngành Giáo dục và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, đã nhận được văn bản ủng hộ từ Bộ GD-ĐT tại Công văn số 5842/BGDĐT-CSVC ngày 15-12-2021 do Ngân hàng Nhà nước, Bộ GD-ĐT phát động là 35 tỷ đồng.
Bên cạnh nguồn ủng hộ bằng tiền và hiện vật, các đơn vị viễn thông cũng đã có những chính sách hỗ trợ về hạ tầng công nghệ thông tin cho học sinh khó khăn. Cụ thể, Viettel Gia Lai giảm 50% giá cước data cho học sinh, sinh viên có nhu cầu học online; tặng 1.500 bộ kít và 3 tháng cước data cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn (trị giá 200 ngàn đồng/bộ kít) với 5GB Data tốc độ cao mỗi tháng. VNPT Gia Lai hỗ trợ miễn phí cho 300 trường học/năm trong tỉnh Gia Lai sử dụng dịch vụ dạy và học trực tuyến (VNPT E-Learning) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với giá trị hỗ trợ tương đương 1 tỷ đồng; hỗ trợ 1.000 sim data 4G/ngày cho các em học sinh được tặng máy tính trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”, giá trị hỗ trợ tương đương 150 triệu đồng; đảm bảo chất lượng đường truyền, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy và học trực tuyến; đồng thời cam kết phủ sóng 100% các điểm chưa có Internet di động trên địa bàn tỉnh.
Được biết, qua thống kê, rà soát từ các Phòng GD-ĐT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học trực thuộc Sở, tính đến ngày 17-2, toàn tỉnh có 21.693 học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo, 16.312 em thuộc hộ cận nghèo; 5 em có cha hoặc mẹ tử vong do Covid-19. Trong đó, số học sinh chưa có sóng 3G, 4G để học tập là 37.685 em; số học sinh đề nghị hỗ trợ sóng 3G, 4G từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là 37.816 em (sóng Viettel có 36.640 em, sóng VNPT có 1.164 em, sóng khác là 12 em).
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.