Pờ Tó cần lắm một cây cầu!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hơn 360 hộ dân tại 2 làng Bi Giông và Bi Gia (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bị chia cắt mỗi khi mưa lớn, bởi ngầm tràn qua suối Pa Ya trên con đường độc đạo ngập sâu trong nước. Người dân địa phương đang cần lắm một cây cầu giúp việc lưu thông được thuận lợi.

Trò chuyện với chúng tôi, thầy Lê Công Tấn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp-chia sẻ: “Mỗi khi mưa lớn ngập đường, giáo viên và học sinh đi lại rất khó khăn. Khi mưa to, nước lũ làm ngập ngầm tràn, nhà trường buộc phải cho học sinh nghỉ học rồi bố trí học bù sau đó. Hy vọng, khu vực ngầm tràn nói riêng và con đường từ trung tâm xã vào 2 làng Bi Giông và Bi Gia sẽ được quan tâm đầu tư nâng cấp để người dân đi lại thuận lợi”.

 Ngầm tràn ngập sâu khiến 2 làng Bi Giông và Bi Gia bị cô lập mỗi khi mưa lớn. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Ngầm tràn ngập sâu khiến 2 làng Bi Giông và Bi Gia bị cô lập mỗi khi mưa lớn. Ảnh: Lê Văn Ngọc


Ông Đinh Ne-Trưởng thôn Bi Gia-than thở: “Mấy năm nay, cứ mưa lớn là chúng tôi không đi lại được. Khu vực này cũng thường xuyên bị ngập khiến nhiều nương rẫy bị hư hại nặng. 2 thôn có đông dân cư sinh sống, chưa kể người ở các thôn khác vào canh tác nông nghiệp nên lưu lượng người qua lại con đường này khá lớn. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Công trình ngầm tràn qua suối Pa Ya được xây dựng khoảng 10 năm trước. Khi người dân mở rộng canh tác 2 bên bờ suối cùng với việc biến động dòng chảy nên cát từ đầu nguồn đổ về hạ lưu, tập kết một lượng lớn tại ngầm tràn. Dòng suối sâu bị cát bồi lấp, nước không thoát kịp nên dễ gây ngập lụt khi mưa lớn. Cống nước bên dưới đập tràn cũng bị cát vùi nên không phát huy tác dụng. Ông Đặng Xuân Cường-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho hay: Từ năm 2020 đến nay, khi trong khu vực xuất hiện mưa lớn, nước từ nhiều nguồn đổ dồn về dòng suối Pa Ya rồi chảy qua khu vực ngầm tràn nói trên. Khi đến đây, vì lòng suối bị bó hẹp, nước lũ không kịp rút nên đã gây ngập lụt cục bộ trên tuyến đường dài khoảng 50 m. Có thời điểm nước ngập sâu 1,5 m khiến người và phương tiện không thể lưu thông, 2 làng bị cô lập.

“Mỗi khi xảy ra mưa lớn, UBND xã cử lực lượng chốt chặn 2 đầu ngầm tràn để cảnh báo người dân không qua lại. Xã cũng huy động lực lượng khơi thông dòng chảy tạm thời nhưng cũng chỉ là biện pháp tình thế. Muốn giải quyết triệt để vấn đề này có lẽ phải xây dựng cầu để người dân trong vùng thuận lợi trong sinh hoạt, lao động sản xuất”-ông Cường nhấn mạnh.

 

LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.