Phường Tây Sơn (TP. Pleiku) ra quân bắt chó thả rông, người dân đồng tình hưởng ứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Pleiku, phường Tây Sơn là địa phương đầu tiên trên địa bàn thành phố thành lập đội xử lý chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, nghi dại và triển khai ra quân xử lý tình trạng chó thả rông trên địa bàn. Đa số người dân trên địa bàn phường đồng tình hưởng ứng và nhất trí cao bởi việc làm này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, văn minh đô thị và phòng-chống bệnh dại.

Ông Bùi Văn Phúc- Phó Chủ tịch UBND phường Tây Sơn thông tin: Thời gian qua, trên địa bàn phường Tây Sơn thường xuyên diễn ra tình trạng chó thả rông, chó không đeo rọ mõm khi ra ngoài đường, để chó phóng uế nơi công cộng, gây mất trật tự mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên địa bàn phường. Để xử lý, khắc phục tình trạng trên UBND phường Tây Sơn xây dựng kế hoạch ra quân xử lý chó thả rông, xử lý các trường hợp nuôi chó thả rông mà không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người xung quanh trên địa bàn phường năm 2023.

Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) trên đường di chuyển thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Như Nguyện

Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) trên đường di chuyển thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Như Nguyện

“Mục đích chính của kế hoạch là nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định về quản lý chó nuôi, phòng- chống bệnh dại, giữ vệ sinh môi trường trong việc nuôi chó; chấn chỉnh công tác quản lý đàn chó nuôi trên địa bàn và tăng cường công tác phòng- chống bệnh dại, từng bước xây dựng phường xanh, sạch, đẹp, đô thị văn minh, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, sức khỏe và tính mạng con người, góp phần bảo đảm tình hình an ninh trật tự, gìn giữ cảnh quan môi trường công cộng, bảo vệ cây xanh, lập lại trật tự mỹ quan trên địa bàn phường. Trước khi ra quân triển khai kế hoạch, chúng tôi cũng đã thông tin tuyên truyền đến người dân để họ biết và hợp tác”- ông Phúc nói.

Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) bắt 1 trường hợp chó chạy rông không rọ mõm. Ảnh: Như Nguyện

Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) bắt 1 trường hợp chó chạy rông không rọ mõm. Ảnh: Như Nguyện

Theo đó, đợt ra quân xử lý chó thả rông triển khai từ ngày 8-12-2023 đến hết ngày 30-12-2023. Đội xử lý chó thả rông có trách nhiệm phối hợp với các tổ dân phố tổ chức kiểm tra trên các tuyến đường trên địa bàn phường, tại các nơi công cộng, tại các tổ dân phố, nếu phát hiện chó thả rông không rọ mõm, dùng điện thoại ghi hình, xác định chủ vật nuôi, đồng thời lập biên bản xử lý vi phạm theo quy định. Bên cạnh đó, tổ chức bắt giữ chó thả rông của các chủ hộ gia đình và chó thả rông không có chủ thực hiện tạm giữ tại trụ sở UBND phường, sau 48 giờ không có chủ vật nuôi đến nhận thì tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. “Đối với các trường hợp vi phạm thì sẽ tham mưu áp dụng các hình thức xử phạt theo các quy định của pháp luật. Trong đó, căn cứ Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3-1-2020 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng”- ông Phúc nhấn mạnh.

Sáng 15-12, theo chân Đội xử lý chó thả rông của phường Tây Sơn tiến hành kiểm tra, giám sát tại một số tuyến phố trên địa bàn phường. Mặc dù đã có thông báo trước đó nhưng dễ nhận thấy vẫn còn tình trạng chó thả rông không rọ mõm lang thang trên đường. Trong buổi sáng, đội đã bắt 2 con chó thả rông mang về phường chờ xử lý theo quy định.

Trong buổi sáng 15-12, Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đã bắt 2 con chó thả rông mang về phường chờ xử lý theo quy định. Ảnh: Như Nguyện

Trong buổi sáng 15-12, Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đã bắt 2 con chó thả rông mang về phường chờ xử lý theo quy định. Ảnh: Như Nguyện

Bà Trần Minh Chính- tổ 5, phường Tây Sơn (TP. Pleiku) chia sẻ: Tôi đồng tình với việc phường triển khai bắt chó thả rông. Nơi tôi ở người dân nuôi chó rất nhiều nhưng không quản lý tốt để chó thả rông không rọ mõm, không tiêm phòng cho chó, thả chó phóng uế bừa bãi… Bản thân tôi và một số người đi đường từng bị chó cắn nên rất sợ. Tôi mong muốn các gia đình nuôi chó cần có ý thức trách nhiệm trong việc quản lý chó, cho chó tiêm phòng đầy đủ…

Cũng đồng tình với việc này, ông Đào Ngọc Dũng- tổ 2, phường Tây Sơn (TP. Pleiku) kiến nghị: Các hộ đã nuôi chó thì phải có ý thức và chấp hành các quy định. Ngay tại khu vực tôi ở nhiều người nuôi chó mà không ý thức trách nhiệm, chó phóng uế rất mất vệ sinh, chưa kể có trường hợp thả rông cắn người, gây tai nạn giao thông… Vì vậy, tôi hoan nghênh và nhất trí cao việc bắt chó thả rông mà phường Tây Sơn triển khai.

Một trường hợp chó thả rông không rọ mõm bị Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) bắt sáng 15-12. Ảnh: Như Nguyện

Một trường hợp chó thả rông không rọ mõm bị Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn (TP. Pleiku) bắt sáng 15-12. Ảnh: Như Nguyện

Đa số người dân đồng tình hưởng ứng việc thành lập Đội xử lý chó thả rông tuy nhiên một số hộ nuôi chó lại không phối hợp, có trường hợp gây khó dễ khi đội thực hiện nhiệm vụ. Ông Nguyễn Văn Lạc- thành viên Đội xử lý chó thả rông phường Tây Sơn cho hay: Các hộ dân trên địa bàn phường phản ánh rất nhiều về việc chó thả rông, phóng uế bừa bãi, cắn người… Nên chúng tôi quyết tâm làm cho hiệu quả. Bước đầu triển khai do chưa có kinh nghiệm nên có lúc bắt hụt. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi chó họ phản ứng, gây khó dễ, chửi bới… Tuy nhiên mọi người trong đội cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để đợt ra quân triển khai tốt mang tính răn đe, tuyên truyền từ đó giúp các hộ nuôi chó có ý thức hơn trong việc nuôi và quản lý vật nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Ban Dân tộc tỉnh: Dấu ấn 20 năm

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Dấu ấn 20 năm

(GLO)- Trong hành trình 20 năm xây dựng và phát triển, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã để lại dấu ấn trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Chư Pưh: 17 nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác với tổng vốn hơn 10.800 tỷ đồng

Chư Pưh: 17 nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác với tổng vốn hơn 10.800 tỷ đồng

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Chư Pưh cùng đông đảo các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.