Gia Lai chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 9-10, UBND tỉnh Gia Lai có Công điện số 05/CĐ-UBND về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận 64 người tử vong do bệnh dại; trong đó, khu vực Tây Nguyên có 15 trường hợp. Riêng tỉnh Gia Lai có 11 người tử vong do bệnh dại (huyện Đức Cơ 3 ca; các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Đak Đoa, Kbang, Krông Pa và TP. Pleiku mỗi địa phương 1 ca) và là tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm giám sát bệnh tại một số điểm giết mổ chó trên địa bàn TP. Pleiku và huyện Đức Cơ đã phát hiện 3/20 mẫu dương tính với vi rút dại; điều này cho thấy nguy cơ bệnh dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao.

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng-chống bệnh dại năm 2023. Ảnh: Như Nguyện

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng-chống bệnh dại năm 2023. Ảnh: Như Nguyện

Để sớm kiểm soát tốt bệnh dại, UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng-chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25-3-2022 của UBND tỉnh về phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030 và Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 7-11-2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023.

Cùng với đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã và các phòng, ban, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động phòng-chống bệnh dại phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng-chống bệnh dại ở người và động vật. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại thuộc địa bàn quản lý; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Ưu tiên kinh phí mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo đồng loạt vào cùng một thời điểm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo.

Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định…

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 568/KH-UBND và Quyết định số 676/QĐ-UBND của UBND tỉnh; chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng-chống bệnh dại tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là để chỉ đạo xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố: Thường xuyên giám sát, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp động vật mắc, nghi mắc bệnh dại; điều tra, ứng phó, xử lý ổ bệnh dại; tổ chức phòng-chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh theo quy định…

Sở Y tế tham mưu xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng-chống bệnh dại trên người trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về người do bệnh dại. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giám sát bệnh dại trên người; tăng cường năng lực xét nghiệm chủ động trên người. Tham mưu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư trang thiết bị để điều trị dự phòng bệnh dại cho người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 điểm tiêm phòng dại; tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định tại Kế hoạch số 568/KH-UBND.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.