Phường Chi Lăng tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phường Chi Lăng (TP. Pleiku) có 9 thôn, làng, tổ dân phố, 2.823 hộ với hơn 12.000 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 20%. Những năm qua, phường đã tích cực vận động tổ chức thực hiện công tác an sinh xã hội góp phần chăm lo đời sống người dân.

Phường Chi Lăng có 3 làng đồng bào DTTS gồm Ia Lang, Châm Nẻh, Ngol Tảh. Thời gian qua, phường quan tâm tổ chức thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku (khóa XI) về nâng cao chất lượng cuộc sống tại các làng đồng bào DTTS, gắn với thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bà Trần Thị Út-Phó Chủ tịch UBND phường-cho biết: “UBND phường cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị phường chú trọng thực hiện công tác giảm nghèo và các kế hoạch, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP. Pleiku, đồng thời phối hợp với ban, ngành và đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn.

Gần đây, UBND phường phối hợp với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang là đơn vị đứng chân trên địa bàn, cùng một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình an sinh tặng thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS khó khăn tại phường”.

Phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật

Phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật

Với vai trò của mình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ phường đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có giải pháp hỗ trợ phù hợp, giúp đỡ người dân, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ DTTS.

Đồng thời, đã vận động các cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn phường ủng hộ kinh phí và các nguồn lực để xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ chăn nuôi và sinh kế cho người dân...

Vào các dịp lễ, Tết, MTTQ phối hợp với UBND, các ngành, đoàn thể vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí và tổ chức tặng hàng nghìn suất quà cho các hộ nghèo và cận nghèo, gia đình khó khăn.

5 năm gần đây, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” gần 500 triệu đồng, MTTQ phường Chi Lăng đã giải ngân xây dựng 3 nhà đại đoàn kết và sửa chữa 5 căn nhà cho hộ nghèo, giải ngân vốn hỗ trợ chăn nuôi và buôn bán nhỏ cho hơn 30 hộ, cùng nhiều phương thức hỗ trợ khác cho đối tượng.

Hộ bà Vũ Thị Ly không có nhà ở, phải nương nhờ tại 1 nhà rẫy trên địa bàn phường. Vợ chồng bà hàng ngày đi làm thuê nuôi 3 người con... Trước hoàn cảnh ấy, thông qua công tác tuyên truyền, bà Trịnh Thị Thu Loan (tổ 1) đã mở lòng nhân ái tặng bà Vũ Thị Ly một mảnh đất để làm nhà ở. Sau đó, MTTQ và UBND phường phối hợp hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý, đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ kinh phí, xây dựng cho gia đình bà Ly căn nhà với diện tích 60 m2 trị giá 80 triệu đồng. Mặt trận và Hội Phụ nữ phường tặng gia đình bà Ly 1 cặp bò sinh sản trị giá hơn 22 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, ổn định đời sống.

Quang cảnh Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở làng Ngol Tảh, phường Chi Lăng thành phố Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở làng Ngol Tảh, phường Chi Lăng thành phố Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Mới đây, Ủy ban MTTQ phường Chi Lăng tổ chức lễ bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho ông Hyao-hộ nghèo ở làng Ngol Tăl. Căn nhà có diện tích hơn 40 m2, kinh phí xây dựng 100 triệu đồng, do Công Ty TNHH một thành viên ô tô Trường Hải, cùng Trung tâm Y tế TP. Pleiku và Quỹ "Vì người nghèo" phường ủng hộ.

“Hoàn cảnh khó khăn nên gia đình nhiều năm qua vẫn chưa làm được nhà ở. Được địa phương và các cơ quan, doanh nghiệp giúp đỡ, bây giờ gia đình không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Chúng tôi biết ơn nhiều lắm và cố gắng làm ăn, ổn định cuộc sống”.

Với Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Hội đã phối hợp với UBND phường, Hội Nông dân thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cà phê, hồ tiêu, trồng lúa, chăn nuôi cho hội viên, vận động hội viên tham gia mô hình trồng cây ăn quả xen cây cà phê. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội ủy thác cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh thực hiện phong trào “Hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trần Thị Sen cho hay: “Tại 3 làng DTTS đã ra mắt mô hình câu lạc bộ tiết kiệm thu hút gần 100 thành viên tham gia. Các hội viên góp quỹ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng hỗ trợ nhau sửa chữa và xây nhà ở, làm nhà vệ sinh, mua phân bón và phương tiện máy móc phục vụ sản xuất... ”.

Hội tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực giúp đỡ hội viên thoát nghèo thông qua các hình thức như xây tặng nhà tình thương, tặng cây giống và con giống. Đặc biệt, nhiều năm qua, Hội duy trì mô hình bò giảm nghèo phát huy hiệu quả tích cực, 3 năm gần đây đã giúp các gia đình hội viên khó khăn 9 con bò sinh sản.

Chị H’Leng (làng Châm Aneh) bộc bạch: “Trước đây, mình rất khó khăn, được Hội phụ nữ phường tặng 1 cặp bò sinh sản trị giá 30 triệu đồng. Gia đình chăm sóc chu đáo để đàn bò phát triển tốt. Nguồn phân bò giúp mình chăm bón rau màu tươi tốt, tăng thêm thu nhập. Nhờ sự giúp đỡ của địa phương, gia đình mình đã làm được căn nhà chắc chắn để ở ”.

Nhiều hộ nghèo khác cũng được phường Chi Lăng giúp đỡ về nhà ở, phương tiện sản xuất, vốn làm ăn để ổn định đời sống và vươn lên thoát nghèo như hộ ông Nguyễn Văn Hoan (tổ 4), hộ bà H’Thon, bà Than, ông Nhuk (làng Ia Lang), hộ bà Jem, ông Đinh Blan (làng Ngol Tảh)…

Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường cuối năm 2023 còn 0,25% (gồm 7 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo), từng bước nâng cao đời sống người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.