Mang Yang: Tín dụng chính sách gắn với an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) tại huyện Mang Yang đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần vào công tác giảm nghèo và an sinh xã hội.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mang Yang khảo sát mô hình sản xuất của hộ vay vốn. Ảnh: T.N

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mang Yang khảo sát mô hình sản xuất của hộ vay vốn. Ảnh: T.N

Theo bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH huyện Mang Yang: Quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tuyên truyền, phổ biến, triển khai các chương trình tín dụng.

Ngoài nguồn vốn Ngân hàng CSXH cấp trên phân bổ, giai đoạn 2014-2024, huyện bố trí ngân sách địa phương gần 8,2 tỷ đồng cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, các chương trình tín dụng. Đồng thời, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tranh thủ các nguồn vốn và tích cực thu nợ để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn vay của đối tượng.

Ông Nguyễn Đặng Hoàng Quân-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện-cho biết: Hàng năm, đơn vị triển khai toàn diện yêu cầu nhiệm vụ theo quy định, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hoạt động cho vay thực hiện theo phương thức ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị-xã hội như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. “Phòng Giao dịch bám sát chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, Huyện ủy và nghị quyết của HĐND huyện để xây dựng kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tế địa phương”-ông Quân nhấn mạnh.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, 14 chương trình tín dụng ưu đãi qua tổ tiết kiệm và vay vốn ở 195 thôn, làng, tổ dân phố đã được triển khai; gần 9.000 hộ vay vốn với tổng dư nợ gần 400 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Tín dụng chính sách góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Tín dụng chính sách góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Nhiều hộ khó khăn nhờ kênh vốn này mà từng bước vươn lên trong cuộc sống. Ông Hoal (làng Kon Brung, xã Ayun) chia sẻ: “Tôi vay vốn Ngân hàng CSXH để chăn nuôi bò và chăm sóc 500 cây cà phê. Gia đình tôi nay đã thoát nghèo và còn dành vốn đầu tư trồng 3.000 cây bời lời và chăn nuôi dê, mua xe công nông để phục vụ sản xuất và làm dịch vụ”.

Năm 2018, gia đình ông Trần Văn Thu (thôn Châu Sơn, xã Đăk Yă) vay vốn cho 2 người con trang trải chi phí học tập tại Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. “Nay các cháu đã tốt nghiệp ra trường và làm tại Bình Dương. Hàng tháng, con tôi dành dụm tiền gửi về giúp đỡ bố mẹ và đã trả hết món nợ vay của Ngân hàng CSXH”-ông Thu bộc bạch.

Phối hợp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW có Hội Liên hiệp phụ nữ với tổng dư nợ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tổ chức chính trị-xã hội. Nguồn vốn ủy thác do Hội đảm nhận tăng trưởng đều qua các năm. Đến nay, tổng dư nợ hơn 130 tỷ đồng, qua 73 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho hơn 3.400 hộ vay.

Theo bà Phạm Thị Bẩy-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: “Qua kiểm tra, 100% Hội Phụ nữ cấp xã đều thực hiện tốt các nội dung quy định trong hợp đồng ủy thác đã ký kết, 100% tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt quy trình cho vay, hội viên được vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ và trả lãi đúng hạn”.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Thị Lan Anh: “Kết quả thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn huyện có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 13,01%, hộ cận nghèo còn 20,06%. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo và tạo điều kiện để Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác triển khai kịp thời các chương trình tín dụng.

Ưu tiên vốn cho vay vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nhằm giúp 100% hộ có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn, gắn với thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và nhân rộng các mô hình hộ vay sử dụng vốn hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng

(GLO)-Chiều 24-12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng chủ trì hội nghị với các xã, phường triển khai Nghị quyết HĐND thành phố khóa XII, kỳ họp thứ 17 và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Trong đó, thành phố phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

(GLO)- Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030, thay vì kết thúc vào ngày 31-12-2025 như quy định hiện hành.