Philippines tố Hải cảnh Trung Quốc là cướp biển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 19/6, Nikkei Asia dẫn lời Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines Romeo Brawner Jr. cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) là "cướp biển".
3 xuồng cao tốc của Hải cảnh Trung Quốc ép sát xuồng Philippines ở bãi Cỏ Mây ngày 17/6. Ảnh: CCTV

3 xuồng cao tốc của Hải cảnh Trung Quốc ép sát xuồng Philippines ở bãi Cỏ Mây ngày 17/6. Ảnh: CCTV

Cáo buộc bắt nguồn từ vụ đụng độ xảy ra ở khu vực bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 17/6. Theo Manila, Hải cảnh Trung Quốc đã ngăn cản việc phía Philippines cử người sử dụng thuyền để tiếp tế cho lực lượng nước này đang đồn trú ở bãi cạn.

Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Brawner Jr. thông tin lực lượng Hải cảnh Trung Quốc trang bị giáo và dao đã lên được thuyền của Philippines rồi phá hủy một số thiết bị, đồng thời lấy đi một số thiết bị liên lạc, định vị dẫn đường. Trước khi rời đi, lực lượng CCG còn đâm thủng tàu. Một quân nhân Philippines đã bị mất 1 ngón tay trong vụ đụng độ. Ông Romeo Brawner Jr. cho rằng đó là hành vi "ăn cướp" và yêu cầu phía Trung Quốc phải trao trả tài sản, đồng thời bồi thường.

AFP ngày 17/6 cũng dẫn thông tin từ Lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) cho hay tàu của CCG và tàu tiếp tế của Philippines vừa va chạm ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc Manila đã có hành vi gây căng thẳng và "xâm phạm chủ quyền" của Trung Quốc trên Biển Đông.

Về phần mình, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 19/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm khẳng định nhân viên CCG đã ngăn cản "hoạt động vận chuyển trái phép" của Phililippines trên vùng biển và nhấn mạnh CCG "không có bất kỳ đụng độ trực diện nào" với quân nhân Philippines.

"Những biện pháp thực thi pháp luật của CCG tại thực địa đều chuyên nghiệp và kiềm chế", ông nói.

Trước những diễn biến liên tục vừa xảy ra, TS Richard Javad Heydarian, chuyên gia Philippines trong lĩnh vực quan hệ quốc tế có bài viết tựa đề: "Trung Quốc - Philippines tiến thêm một bước tới xung đột vũ trang". Trong thực tế, không chỉ TS Heydarian mà nhiều nhà quan sát khác cũng đang lo ngại mồi lửa ở Biển Đông sẽ bùng nổ thành xung đột nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines không hạ nhiệt.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.