Philippines phá vỡ một trung tâm lừa đảo trực tuyến, giải cứu hàng trăm người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 14/3, lực lượng cảnh sát Philippines đã đột kích một trung tâm lừa đảo trực tuyến, giải cứu hàng trăm người buộc phải làm việc tại đây.
Cảnh sát Philippines trao đổi với những người vừa được giải thoát. Ảnh: AFP

Cảnh sát Philippines trao đổi với những người vừa được giải thoát. Ảnh: AFP

Cảnh sát thông báo tìm thấy 432 công dân Trung Quốc, 371 người Philippines, 57 người Việt Nam, 8 người Malaysia, 3 người Đài Loan, 2 người Indonesia và 2 người Rwanda tại địa điểm kể trên. Nhà chức trách đã bắt giữ 8 người có liên quan.

Chiến dịch triển khai theo lời khai của một nạn nhân được cho là đã trốn thoát khỏi trung tâm lừa đảo - một khu phức hợp rộng lớn ở phía bắc thủ đô Manila rộng 10 ha ở Bamban được ngụy trang thành một công ty trò chơi Internet.

Trên khắp Đông Nam Á, các trung tâm lừa đảo đang xuất hiện ngày càng nhiều với các tổ chức tội phạm dụ dỗ, bắt cóc hoặc ép buộc công nhân tham gia các hoạt động trực tuyến lừa đảo.

Theo ông Gilberto Cruz, Giám đốc điều hành lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm dẫn đầu cuộc đột kích, những người được giải cứu cho biết trung tâm này thực hiện các vụ lừa đảo tình cảm, lừa đảo tiền điện tử và các hoạt động lừa đảo khác. Các nạn nhân bị kiểm soát bằng cách tịch thu hộ chiếu nên họ không thể rời đi.

Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên hợp quốc cho biết, ngành lừa đảo đang thu về lợi nhuận bất chính hàng tỷ USD. Năm ngoái, cảnh sát Philippines đã bắt giữ gần 3.300 người trong hai cuộc đột kích quy mô lớn vào những nơi được cho là các trung tâm lừa đảo ở Manila.

Các nạn nhân cho biết họ thường phải vờ yêu đương hoặc giả mạo bản thân là người có thu nhập cao để thuyết phục mọi người đổ tiền vào những nền tảng đầu tư không có thật.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.