Ông Lê Văn Chí: "Giúp đỡ người nghèo là tâm nguyện lớn nhất của tôi"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Đối với người làm công tác tín dụng chính sách, mỗi gia đình được nguồn vốn tiếp sức để vươn lên thoát nghèo thực sự là niềm vui lớn. Điều này cũng tiếp thêm động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, đồng hành cùng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong hơn 20 năm qua”-ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH)-Chi nhánh tỉnh Gia Lai chia sẻ.  
Tháng 4-2003, Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh Gia Lai chính thức khai trương đi vào hoạt động. Đây cũng là dấu mốc đặc biệt đối với ông Lê Văn Chí. Khi đó ông là Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT kiêm Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo tỉnh, được Ngân hàng CSXH Việt Nam tin tưởng bổ nhiệm làm Giám đốc Ngân hàng CSXH-Chi nhánh Gia Lai.
Với khởi đầu gần như từ con số 0, Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh phải đối diện với không ít khó khăn, trở ngại, nhất là bộ máy nhân sự chỉ vỏn vẹn có 9 cán bộ. Ông Chí kể: “Khi tôi và anh em cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT nhận nhiệm vụ sang Ngân hàng CSXH đã xác định là sẽ khó khăn, vất vả vì thời điểm này, đơn vị mới thành lập. Thêm một khó nữa là nguồn vốn được bàn giao khá hạn hẹp trong khi nhu cầu trong dân nhiều”. 
Ảnh: Đức Thụy
Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Bằng nhiệt huyết của người rẽ sóng mở đường, ông Lê Văn Chí luôn kề vai sát cánh cùng tập thể cán bộ, nhân viên từng bước xây dựng nền móng vững chãi cho Chi nhánh từ bộ máy điều hành quản trị, tác nghiệp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, phối hợp triển khai thực hiện mô hình, phương thức quản lý vốn tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội, xây dựng mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK-VV) và hệ thống Điểm giao dịch xã. Hiện nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh bao gồm Hội sở tỉnh và 16 Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, thị xã với 206 cán bộ, nhân viên. Xây dựng mạng lưới 3.314 Tổ TK-VV đến 100% thôn, làng, tổ dân phố. Dư nợ ủy thác qua các hội, đoàn thể chiếm 99,98% tổng dư nợ. Nếu như thời điểm năm 2003, Chi nhánh nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Kho bạc Nhà nước chỉ có 2 chương trình tín dụng với dư nợ hơn 86 tỷ đồng, thì đến nay đã triển khai tới 17 chương trình tín dụng lớn với doanh số cho vay đạt 16.848 tỷ đồng trên 783.512 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 11.154 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến ngày 31-8-2022 đạt 5.797 tỷ đồng, tăng 5.711 tỷ đồng so với năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,3%, với 146.447 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Một điều không thể phủ nhận là xuyên suốt hành trình 20 năm của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh luôn luôn song hành với hành trình vượt qua ngưỡng nghèo của hàng ngàn khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Nói về những đổi thay trong cuộc sống gia đình khi được tiếp sức bởi nguồn vốn ưu đãi này, bà Đinh Thị Đới (làng Kon Lanh, xã Đak Rong, huyện Kbang) bộc bạch: “Năm 2011, tôi được kết nạp là thành viên của Tổ TK-VV của làng, được bình xét vay vốn hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Chương trình 167. Nhờ nguồn vốn ban đầu này, gia đình tôi đã có chỗ an cư, được học hỏi cách làm ăn, học tiết kiệm tích lũy để vươn lên cải thiện cuộc sống. Năm 2020, tôi tiếp tục được vay vốn hộ mới thoát nghèo để có điều kiện mua thêm đất rẫy, trồng xen cà phê, mắc ca, chanh dây cho thu nhập ổn định". Tương tự, cũng từng thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất khó khăn nhưng ông Rơ Châm Yoh (làng Brooch, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) nhờ "đòn bẩy" là tín dụng chính sách đã vươn lên thoát nghèo. Ông Yoh kể: “Hiện tôi có 1,2 ha đất sản xuất, nuôi 2 con bò sinh sản, cuộc sống gia đình ổn định. Kết quả này là nhờ gia đình được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Tôi mong rằng, nguồn vốn này tiếp tục tạo sinh kế cho những gia đình khó khăn, còn bản thân tôi sẽ cố gắng hơn nữa để phát triển kinh tế gia đình”.
Ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh-cho rằng: “Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh ngày càng đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, không chỉ phát triển về quy mô, tăng trưởng tín dụng mà còn kiểm soát rất tốt chất lượng tín dụng. Các chương trình tín dụng chính sách được Chi nhánh triển khai kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Một điểm đáng ghi nhận là Ngân hàng CSXH đã xây dựng mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả, được người dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đóng góp vào những kết quả nêu trên, không thể thiếu vai trò chỉ đạo, điều hành của ông Lê Văn Chí đối với Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh từ khi thành lập đến nay”. 
Ảnh: Đức Thụy
Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh Gia Lai là một trong số chi nhánh top đầu của hệ thống Ngân hàng CSXH Việt Nam. Ảnh: Đức Thụy
Ông Hoàng Minh Tế-Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam:“Trong nhiều năm liền, Chi nhánh Gia Lai là một trong số chi nhánh top đầu của hệ thống Ngân hàng CSXH Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo điều hành của ông Lê Văn Chí, Chi nhánh đã luôn bám sát các nghị quyết của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Đồng thời, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Nhờ tích cực, chủ động Chi nhánh Gia Lai luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch giao. Gắn với kết quả này, vai trò của ông Lê Văn Chí hết sức rõ nét và nổi bật".
Là người giữ lửa, giữ vai trò đầu tàu của Ngân hàng CSXH-Chi nhánh tỉnh, ông Chí đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Không chỉ chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo về chất lượng, mà còn đặt ra yêu cầu  phải “giỏi một việc-biết nhiều việc”, tốt về đạo đức nghề nghiệp, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. “Tôi luôn tâm sự với cán bộ nhân viên, làm tín dụng chính sách phải đặt tâm huyết vào đó. Mỗi cán bộ Ngân hàng CSXH phải gần dân, hiểu dân, đồng hành giúp đỡ bà con trên hành trình thoát nghèo. Mỗi một hộ gia đình vươn lên thoát nghèo là nhân lên niềm vui chung với cộng đồng, với Ngân hàng CSXH. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị, mà còn là tâm nguyện của cuộc đời tôi khi được chọn gắn bó với Ngân hàng CSXH, với người nghèo”-ông Chí bộc bạch.  
SƠN CA
 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.