Nuôi đàn bò "siêu to khổng lồ" giống 3B thành nông dân giỏi cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đến xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) trong một dịp đi công tác, sau khi kết thúc công việc, tôi ngỏ ý với anh Chủ tịch Hội Nông dân xã là muốn đi thăm một gương điển hình chăn nuôi giỏi của địa phương. Rất nhiệt tình, anh Lê Vĩnh Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã đã giới thiệu và dẫn tôi đến nhà của anh Nguyễn Hoàng Duy tại thôn Vĩnh Giang, một nông dân chăn nuôi bò 3B, bò Zebu rất giỏi của xã.



Bước đến cổng nhà anh Duy, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh anh đang “quần ống thấp ống cao” để dọn vệ sinh chuồng bò và cho bò ăn. Nhìn dáng anh nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và khỏe mạnh đang chăm sóc những chú bò to lớn, mũm mĩm, tôi thấy anh thật chăm chỉ, những chú bò trông thật vừa mắt.

Thấy chúng tôi, anh cười tươi vui vẻ chào khách, thả dụng cụ xuống anh đi nhanh ra giếng nước rửa chân và mời chúng tôi vào nhà. Qua ly nước trà, anh cho biết, hiện tại anh đang nuôi 10 con bò thịt thâm canh, giống bò Zebu và giống bò 3B là chủ yếu, anh không thích nuôi bò vàng địa phương vì tăng trọng kém và tầm vóc nhỏ.


 

Nhờ nắm chắc kỹ thuật nuôi bò, anh Nguyễn Hoàng Duy, xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) luôn chăm sóc đàn bò phát triển khỏe mạnh, tăng trọng tốt, đẹp mã...
Nhờ nắm chắc kỹ thuật nuôi bò, anh Nguyễn Hoàng Duy, xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) luôn chăm sóc đàn bò phát triển khỏe mạnh, tăng trọng tốt, đẹp mã...



Trước thời điểm giữa năm 2018 anh Duy cũng nuôi bò nhưng theo phương pháp quảng canh, để bò tự tận dụng và tự tìm kiếm thức ăn.

Sau 2 năm chăn nuôi theo phương pháp quảng canh này anh Duy thấy tốn công mà không có lợi nhuận. Anh lên mạng internet tìm kiếm các cách làm ăn và thấy có rất nhiều bài viết về mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Anh Duy quyết định bàn với vợ bán hết số bò cỏ và bò lai tạp đang nuôi, vay thêm vốn qua kênh Hội Nông dân, gia đình anh mua 4 con bê đực Brahman hết 72 triệu đồng.  Lần đầu nuôi bò thịt theo phương pháp thâm canh, anh vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi bò, cộng với tính chịu thương chịu khó, sau 3 tháng nuôi anh xuất bán hết 4 con bò thịt cho thương lái, thu về 117 triệu đồng, sau khi trừ giống, thức ăn, anh lãi ròng 30 triệu đồng.

Thừa thắng xông lên, tháng 4 năm 2019 anh Duy mở rộng chuồng nuôi và trồng thêm cỏ, anh nâng quy mô nuôi lên mỗi lứa là 10 con bò thịt, giống bò "siêu to khổng lồ" là bò Zebu và bò 3B. Ngoài cỏ tươi, cám viên và cám gạo, bột sắn, anh học cách ủ chua cỏ và ủ rơm với urê để bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của bò.

Chẳng phụ công anh, những chú bò to bự cứ ăn ngồn ngộn và tăng trọng thịt đều đặn, tháng 7 vừa qua anh xuất bán cả 10 con bò thịt, thu lãi ròng 83 triệu đồng.

Tháng 9/2019, Anh Nguyễn Hoàng Duy đã được Hội Nông dân xã khen thưởng, được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Yên trao giấy chứng nhận danh hiệu: Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Anh Lê Vĩnh Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Giang cho biết: “Anh Duy rất chịu khó, mọi người thường làm việc một ngày 8 tiếng, nhưng thời gian làm việc của anh ấy từ tờ mờ sáng cho đến khi trời sẩm tối có khi vẫn còn làm. Ngoài chăn nuôi 10 con bò thịt giống Zebu và bò 3B, anh còn làm thêm 1ha ruộng lúa nước, 3ha sắn và mía...".Vợ anh Duy là giáo viên lại chăm có 2 con nhỏ nên công việc chăn nuôi bò Zebu và bò 3B và đồng áng là 1 tay anh Duy gánh vác hết, nhưng chẳng bao giờ thấy anh cau có hay gắt gỏng với ai”.

Quả thật anh Nguyễn Hoàng Duy làm cho tôi, một viên chức còm phải ngưỡng mộ anh về nghị lực, tính chịu khó và sự chân chất của một người nông dân.


 

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/nuoi-dan-bo-sieu-to-khong-lo-giong-3b-thanh-nong-dan-gioi-cap-tinh-1063982.html

Theo Lưu Thị Bích Ngọc (TTKN tỉnh Phú Yên/Dân Việt)





 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.