Nỗ lực khoanh vùng dập dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 14 ngày nỗ lực triển khai khoanh vùng, dập dịch Covid-19, đến nay, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc mới. 
Từ ngày 27-4 đến 2-7, toàn huyện có 3 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (đều ở làng Yon Tok, xã Ia Glai). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 37 trường hợp F1, 666 trường hợp F2 và 1.569 trường hợp F3. Huyện đã kích hoạt khu cách ly tập trung tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện. Đồng thời, tổ chức truy vết các trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân; tạm dừng các hoạt động không thiết yếu từ 0 giờ ngày 22-6. Để siết chặt công tác phòng-chống dịch Covid-19, huyện đã khoanh vùng 2 làng Yon Tok (xã Ia Glai) và làng Blút Roh (xã Al Bá).
Theo ông Nguyễn Văn Công-Chủ tịch UBND xã Al Bá, ngay khi có thông tin 1 trường hợp F1 tại làng Blút Roh liên quan đến bệnh nhân 13486, UBND xã đã rà soát các trường hợp F2 và ra quyết định cách ly y tế tại nhà 92 người. Tiếp tục kiểm tra, rà soát các trường hợp F2, F3 liên quan đến bệnh nhân 13486. “Từ ngày 24-6 đến nay, xã đã thành lập 5 tổ chốt chặn hỗ trợ phòng-chống dịch Covid-19, thực hiện tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ tại khu vực làng Blút Roh”-ông Công cho hay.
Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại làng Blút Roh (xã Al Bá, huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại làng Blút Roh (xã Al Bá, huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong chuyến công tác tại xã Al Bá mới đây, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung chỉ đạo huyện Chư Sê tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, đồng thời quan tâm đến đời sống người dân trong khu vực đang bị cách ly tạm thời, đảm bảo an toàn cho các lực lượng phòng-chống dịch Covid-19.
Còn tại xã Ia Glai, ông Trần Quốc Sỹ-Chủ tịch UBND xã-thông tin: Từ khi có 3 ca dương tính với Covid-19, xã đã triển khai nhiều biện pháp phòng-chống dịch. Đến nay, sau 14 ngày không có ca bệnh mới. Hiện các tổ Covid cộng đồng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng-chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Xã khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết. Các lực lượng túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó giúp đỡ người dân khi có tình huống xảy ra.
Lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy trao tặng quà cho lãnh đạo xã Al Bá tiếp nhận chuyển đến người dân làng Blút Roh
Thông qua lãnh đạo UBND xã Al Bá, Ban Nội chính Tỉnh ủy gửi phần quà hỗ trợ người dân làng Blút Roh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cùng với công tác phòng-chống dịch Covid-19, những ngày qua, nhiều tổ chức và cá nhân đã hỗ trợ nhu yếu phẩm cho lực lượng phòng-chống dịch Covid-19 và người dân làng Yon Tok (xã Ia Glai) và Blút Roh (xã Al Bá). Bà Phạm Thị Lương (thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá) cho biết: Với mong muốn đóng góp một phần công sức vào công tác phòng-chống dịch, hàng ngày, chúng tôi chia nhau nấu ăn cho các lực lượng túc trực tại 5 chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19. Đồng thời, vận động người dân trong xã hỗ trợ thêm lương thực, rau, củ, quả.
Trao đổi với P.V, bà Kpui H’Blê-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê-cho biết: Hiện công tác phòng-chống dịch tiếp tục được UBND huyện chỉ đạo sâu sát với quyết tâm không để dịch xâm nhiễm vào địa bàn. Trong đó, chú trọng việc giám sát công dân từ các tỉnh, thành phố có dịch Covid-19 về địa phương. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các gia đình có con em sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành đang có dịch Covid-19 không nên trở về địa phương nếu không có việc thật sự cần thiết.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).