Những thông tin mới nhất về thi tuyển công chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới đây là quy định mới nhất về thi tuyển công chức mà người nào có ý định đăng ký dự thi cũng nên tìm hiểu và nắm chắc.

 

Hiện nay, có hai cách thức để được tuyển dụng vào công chức là thi tuyển và xét tuyển.

Phải đáp ứng đủ điều kiện

Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển trừ trường hợp cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng sa, vùng dân tộc thiểu số… thì được xét tuyển.


 

 Hiện nay, có hai cách thức để được tuyển dụng vào công chức là thi tuyển và xét tuyển
Hiện nay, có hai cách thức để được tuyển dụng vào công chức là thi tuyển và xét tuyển



Theo đó, để được tham gia dự thi tuyển công chức, người dự thi phải đáp ứng các điều kiện sau: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Phải cư trú tại Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; Có các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Tuy nhiên, những điều kiện này phải không được trái quy định pháp luật, không phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công, trường tư (Theo khoản 1, điều 1 Nghị định 161 năm 2018 sửa đổi điều 4 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ); Không thuộc các trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự mà chưa được xóa án tích…

Do đó, chỉ khi người dự tuyển đáp ứng các điều kiện trên thì mới được tham gia thi công chức.

Bắt buộc phải trải qua 2 vòng thi

Về nội dung và hình thức thi tuyển công chức, điều 8 Nghị định 24 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, điều 1 Nghị định 161 nêu rõ, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng: Vòng 1, thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Nếu không có điều kiện thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Nội dung vòng này gồm 3 phần: Kiến thức chung, gồm 60 câu hỏi, thi trong 60 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng…; Ngoại ngữ, gồm 30 câu hỏi thi trong thời gian 30 phút về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác (theo yêu cầu của vị trí việc làm); Tin học, gồm 30 câu theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 30 phút.

Đặc biệt, nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì không phải thi môn này ở vòng 1. Vòng 2, thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Vòng thi này sẽ thi kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng bằng hình thức phỏng vấn hoặc thi viết. Nếu thi viết, Thời gian làm bài là 180 phút; Nếu thi phỏng vấn, thời gian phỏng vấn là 30 phút.

Những trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học

Mặc dù trong thi tuyển công chức, việc thi ngoại ngữ và tin học là yêu cầu bắt buộc ở vòng 1. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được miễn thi một trong hai môn này

Miễn thi ngoại ngữ. Để được miễn thi ngoại ngữ, người dự thi công chức phải đáp ứng một trong số các điều kiện sau: Vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ; Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.

Miễn thi tin học. Nếu thuộc một trong những trường hợp sau, người dự thi sẽ được miễn môn tin học: Vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học; Tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học; Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên.

Đặc biệt, việc miễn thi ngoại ngữ, tin học chỉ áp dụng với phần thi trắc nghiệm ở vòng 1.

Trình tự, thủ tục mới nhất

Việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau: Bước 1, thông báo tuyển dụng. Việc tuyển dụng phải được công khai ít nhất 1 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan. Nội dung công khai gồm tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển. Bước 2, nộp và tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển công chức. Người đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính phiếu đăng ký ban hành theo mẫu. Thời hạn nhận là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai. Chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi thi tuyển, cơ quan có thẩm quyền sẽ lập danh sách và niêm yết công khai tại trụ sở những người có đủ điều kiện. Bước 3, tổ chức thi tuyển. Việc thi tuyển được thực hiện theo 2 vòng như đã nêu ở trên. Bước 4, thông báo kết quả thi tuyển.



 

Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện thì mới được tham gia thi công chức
Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện thì mới được tham gia thi công chức



Sau khi nhận được báo cáo kết quả vòng 2, chậm nhất 10 ngày sẽ niêm yết công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trang thông tin điện tử. Đồng thời, gửi thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người này đăng ký.

Trong thời hạn 15 ngày từ ngày niêm yết, người dự tuyển có quyền phúc khảo kết quả nếu vòng 2 thi viết. Kết quả phúc khảo sẽ được công bố chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

Sau khi kết quả tuyển dụng được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người này đã đăng ký. Trong đó, nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ.

Nếu không hoàn thiện hồ sơ hoặc có gian lận trong việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thì sẽ bị hủy kết quả. Đồng nghĩa, người có kết quả thấp hơn liền kề sẽ trúng tuyển.

Đặc biệt, nếu dùng văn bằng, chứng chỉ không đúng thì sẽ bị thông báo công khai trên phương tiện đại chúng hoặc trang thông tin điện tử và không được nhận phiếu đăng ký dự tuyển trong kỳ thi tuyển tiếp theo.

Bước 5, ra quyết định tuyển dụng và nhận việc. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến nhận việc trừ trường hợp có quy định thời hạn khác trong quyết định tuyển dụng. Có thể gia hạn thời gian đến nhận việc nhưng phải viết đơn và nộp trước khi hết thời hạn. Đặc biệt, thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn nhận việc. Nếu hết thời gian mà vẫn không đến nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy quyết định tuyển dụng.

Cách tính điểm ưu tiên trong bài thi

So với quy định tại Nghị định 24 năm 2010 thì hiện nay, các tính điểm ưu tiên thực hiện theo Nghị định 161 có nhiều điểm thay đổi rõ rệt. Trong đó, nổi bật nhất là trước đây, điểm ưu tiên được tính vào tổng số điểm thi tuyển thì nay chỉ được cộng vào kết quả điểm thi tại vòng 2.


 

 Nếu hết thời gian mà vẫn không đến nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy quyết định tuyển dụng
Nếu hết thời gian mà vẫn không đến nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy quyết định tuyển dụng



Vì thế, số điểm được cộng theo quy định hiện nay cũng giảm rất nhiều so với trước đây, cụ thể: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2 (trước đây được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển); Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, công an, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh… được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2 (trước đây được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển); Người hoàn thành nhiệm vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: Cộng 2,5 điểm vào kết quả thi vòng 2 (Trước đây là cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển)…

Bài thi có chữ viết của hai người bị chấm 0 điểm

Hiện nay, nội quy thi tuyển công chức được quy định tại Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30-12-2010 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2019/TT-BNV. Trong đó, việc chấm điểm không (0) với bài thi được bổ sung với các quy định sau: Có hai bài làm trở lên với một môn thi hoặc một phần thi; Bài thi có chữ viết của hai người trở lên; Bài thi được viết bằng hai màu mực khác nhau hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định; Bài thi viết trên giấy nháp, giấy không do giám thị phòng thi phát.

Ngoài ra, thí sinh còn phải thực hiện theo một số nội quy nêu tại Thông tư 03/2019/TT-BNV như: Chỉ được ra khỏi phòng thi sau một nửa thời gian làm bài; Nếu sử dụng điện thoại sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, trừ 50% điểm; Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ vào phòng thi…

Lệ phí thi

Hiện nay, mức lệ phí thi tuyển công chức vẫn được quy định tại điều 4 Thông tư số 228/2016/TT-BTC . Cụ thể: Số lượng thí sinh tham dự thi dưới 100, mức đóng là 500.000 đồng/thí sinh/lần; Số lượng thí sinh tham dự từ 100 đến dưới 500, mức đóng là 400.000 đồng/thí sinh/lần; Số lượng thí sinh tham dự từ 500 trở lên, mức đóng là 300.000 đồng/thí sinh/lần.

 

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.