Những thay đổi quan trọng mỗi cán bộ, công chức cấp xã cần biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 25/6, sẽ có nhiều thay đổi quan trọng mà mỗi cán bộ, công chức cấp xã cần biết như có bằng giỏi được tuyển thẳng vào công chức, người hoạt động không chuyên trách được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng phụ cấp kiêm nhiệm...

 Nhiều thay đổi công chức, viên chức cần biết. Ảnh: Minh Quân
Nhiều thay đổi công chức, viên chức cần biết. Ảnh: Minh Quân



Có bằng giỏi được tuyển thẳng vào công chức

Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25.6 đã quy định mới về tuyển thẳng vào công chức cấp xã.

Các đối tượng được tuyển vào công chức cấp xã mà không cần trải qua thi tuyển, xét tuyển gồm người tốt nghiệp đại học loại giỏi ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng.

Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.

Trước đây, tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP các đối tượng nêu trên chỉ được miễn thi tuyển vào công chức cấp xã, nhưng theo nghị định mới này, các đối tượng không chỉ được miễn thi tuyển mà còn được miễn cả xét tuyển.

Tăng lương, phụ cấp

Một điểm đáng chú ý nữa là thay đổi cách tính lương, phụ cấp kiêm nhiệm của một số đối tượng cán bộ cấp xã.

Theo đó, cán bộ cấp xã đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng được hưởng thêm một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đang đảm nhiệm và không phải đóng BHXH, BHYT. Trước đây, đối tượng này chỉ được hưởng phụ cấp bằng 90%.

Những người đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính, sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì được xếp lương theo trình độ đào tạo, kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

Đối tượng kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 1 người trong số lượng quy định, thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm 50% mức lương bậc 1 + phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh kiêm nhiệm. Trước đây, mức được hưởng chỉ được 20% mức lương hiện hưởng.

Mức phụ cấp đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Đây tiếp tục là một nội dung mới, nổi bật của Nghị định 34/2019/NĐ-CP.

Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 người được hưởng phụ cấp hàng tháng và chỉ áp dụng với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng Ban công tác mặt trận.

Ngân sách Nhà nước sẽ thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng với các đối tượng nêu trên.

Giảm số lượng của cán bộ, công chức cấp xã

Theo đó, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (cấp xã). Mỗi cấp sẽ giảm 2 người so với quy định hiện hành.

KHẢ HÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.