Những "điểm sáng" về đầu tư ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, nhiều dự án đầu tư đã được triển khai trên địa bàn tỉnh và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong số này, nổi bật là dự án Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa và dự án Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.

Phát triển kinh tế địa phương từ năng lượng tái tạo

Sau 9 tháng thi công, dự án Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa của Công ty cổ phần Điện Gia Lai (thuộc Tập đoàn Thành Thành Công) đã hoàn thành và chính thức đóng điện vào ngày 4-11-2018. Dự án đã cung cấp vào hệ thống lưới điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho khoảng 47.000 hộ dân và làm giảm phát thải CO2 khoảng 29.000 tấn/ năm. Hiện nay, công suất trung bình của Nhà máy đạt 250 MWh/ngày, cao nhất là 380 MWh/ngày.

2Hiện nay, công suất trung bình của Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa đạt 250MWhngày, cao nhất là 380MWhngày-Ảnh Trần Dung
Hiện nay, công suất trung bình của Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa đạt 250 MWh/ngày, cao nhất là 380 MWh/ngày. Ảnh: Trần Dung



“Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa có công suất 49 MW với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng. Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 70 ha đất đồi thuộc xã Chư Gu (huyện Krông Pa) với 209.100 tấm pin năng lượng mặt trời (công suất mỗi tấm 330 Wp) được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ hấp thụ bức xạ ánh sáng mặt trời, sau đó chuyển đổi thành điện năng hòa vào hệ thống tải điện”-ông Trần Danh Bảo-Phó Trưởng ban Thường trực dự án Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa (Công ty cổ phần Điện Gia Lai) cho biết. Tại huyện Krông Pa, nhiệt độ trung bình hàng năm hơn 25 độ C, số giờ nắng trung bình trong ngày gần 6 giờ, tương đương khoảng 2.500 giờ/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án điện mặt trời trên địa bàn. Mặt khác, Krông Pa là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh nên việc định hướng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là hướng đi phù hợp với thế mạnh của địa phương, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, tối ưu hiệu quả kinh tế, hướng đến xây dựng vùng đất này phát triển bền vững trong tương lai, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Với những điều kiện đặc thù của địa phương và định hướng của tỉnh, việc phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời trên địa bàn huyện Krông Pa là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, huyện Krông Pa xem đây là tiềm năng lớn của địa phương và có những chính sách ưu tiên phát triển. “Sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, dự án Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Khi vận hành, doanh nghiệp còn định hướng thu hút lao động địa phương, cam kết đóng góp về vật chất trong quá trình thực hiện an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo; đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới”-ông Tô Văn Chánh-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-cho biết.

Tại buổi lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành khẳng định: “Với sự đầu tư mạnh mẽ và quyết tâm của Tập đoàn Thành Thành Công, chỉ trong 9 tháng, Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa đã hòa vào lưới điện quốc gia. Đây là một tín hiệu tích cực và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Gia Lai đang mời gọi các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như cà phê, cao su, cây ăn quả, nhất là năng lượng tái tạo điện gió và điện mặt trời…”.

Thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (248 Lê Duẩn, phường Trà Bá, TP. Pleiku) hiện là bệnh viện mắt tư nhân lớn nhất nước, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với hạ tầng khang trang và trang-thiết bị hiện đại. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lành-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, kiêm Giám đốc Bệnh viện-cho biết: “Chúng tôi xây dựng Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tại Gia Lai với mong muốn sẽ góp phần cùng ngành Y tế tỉnh trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có những bệnh về mắt. Hoạt động của Bệnh viện tại Gia Lai sẽ tạo thuận lợi cho người dân địa phương và một số tỉnh, thành lân cận được khám và điều trị các bệnh về mắt ở một bệnh viện hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn nghiệp vụ”.

 

 Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Cao Nguyên trong 1 ca phẫu thuật. Ảnh: T.d
Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Cao Nguyên trong 1 ca phẫu thuật. Ảnh: Trần Dung


Công trình Bệnh viện mắt Cao Nguyên được xây dựng trên diện tích hơn 8.400 m2, quy mô 100 giường bệnh, tổng kinh phí dự kiến 100 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 với quy mô 50 giường bệnh, gồm 1 khu nhà 5 tầng phục vụ khám-chữa bệnh; 1 khu nhà 3 tầng cho nhân viên y tế, thân nhân người bệnh và các công trình phụ trợ khác. Giai đoạn 2 cũng với quy mô 50 giường bệnh gồm 1 khu nhà 4 tầng và sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2020. Với hơn 70 bác sĩ, nhân viên được đào tạo chuyên sâu về nhãn khoa, có nhiều năm kinh nghiệm, bệnh viện đảm nhận điều trị hầu hết các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, glaucoma, cận-viễn-loạn thị, mộng thịt, quặm, lé, sụp mi... và tạo hình thẩm mỹ. Cùng với khám và điều trị bệnh, mục tiêu đặt ra của Bệnh viện Mắt Cao Nguyên là tham gia tổ chức các chương trình thiện nguyện hàng năm; đồng thời liên kết hợp tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ y-bác sĩ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Đặc biệt, ngoài việc khám và điều trị dịch vụ, Bệnh viện còn khám-chữa bệnh cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế thông tuyến trên toàn quốc mà không cần chuyển tuyến. Qua 9 tháng hoạt động, Bệnh viện đã đáp ứng kỳ vọng lâu nay về công tác khám, điều trị các bệnh về mắt và đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân Gia Lai cũng như các tỉnh lân cận. Đến nay, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã tiếp nhận 36.787 lượt khám và điều trị; trong đó phẫu thuật cho 2.931 ca đục thủy tinh thể, 2.252 ca mộng thịt, 182 ca thẩm mỹ về quặm, lé, sụp mi… Tại đây, người dân được tiếp cận dịch vụ chất lượng cao tại chỗ, giúp giảm chi phí đi lại và phát sinh khi chuyển tuyến.

Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế-cho hay: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân trong lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ y tế, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ khám-chữa bệnh hơn, góp phần giảm tải cho bệnh viện công lập. Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội tỉnh luôn tạo điều kiện và khuyến khích bệnh viện tham gia khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được khám-chữa bệnh kỹ thuật cao tại địa phương; đồng thời thu hút được nguồn nhân lực y tế có trình độ cao thực hiện công tác khám-chữa bệnh cho nhân đân trên địa bàn tỉnh...

Bên cạnh đó, với hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã và đang thực hiện chương trình khám, tư vấn các bệnh về mắt và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đến nay, chương trình này đã giúp được trên 10.000 lược người dân của 2 tỉnh; mổ miễn phí đục thủy tinh thể cho gần 100 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người già neo đơn; miễn tiền công khám cho hơn 15.000 lượt bệnh nhân; miễn tiền chênh lệch cho khoảng 3.000 lượt bệnh nhân thanh toán bằng thẻ bảo hiểm y tế khi phẫu thuật đục thủy tinh thể và mộng thịt... Anh Siu Luyên (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) vui mừng chia sẻ: “Bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Cao Nguyên khám nhiệt tình, còn giảm tiền khám và mổ mắt nữa. Bà con mình phấn khởi lắm”.

“Bệnh viện sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm bác sĩ, điều dưỡng; đồng thời cử bác sĩ đi học chuyên sâu; mua sắm thêm trang-thiết bị, phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao; xây dựng thêm khu điều trị; hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cũng như năng lực quản lý để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc, điều trị của người bệnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn dân của ngành Y tế. Bệnh viện cũng sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thiện nguyện vì cộng đồng”-Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lành khẳng định.

MINH THI- TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm