(GLO)- Tối 15-2, tại tầng 2 cà phê Hoàng Lan (142 Lê Lợi, TP. Pleiku), dưới sự bảo trợ của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, nhà thơ Văn Công Hùng đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ thứ 9 và cũng là đầu sách thứ 10 của anh-tập “Vòm trời khác”.
(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.
(GLO)- Anh là Thượng tá, học vị Tiến sĩ, dạy ở Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), một nhà thơ trưởng thành từ quân đội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên quân đội duy nhất được kết nạp vào năm 2022.
(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.
(GLO)- Lâu nay, tôi cứ nghĩ, Đoàn Hữu Nam chỉ là người viết văn xuôi lừng danh xứ Bắc. Anh đã từng nhận giải A với tiểu thuyết “Rễ người” do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 2019; giải A cho tiểu thuyết “Thổ phỉ” năm 2004 do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trao.
(GLO)- Năm nay đã 84 tuổi, nhà thơ Lệ Thu (tên thật là Trần Lệ Thu), người đàn bà làm thơ tài sắc một thời, vẫn viết rất đều, thơ vẫn đăng Facebook thường xuyên.
(GLO)- Đinh Phương tên thật là Nguyễn Trọng Hưng. Anh sớm thành danh bằng văn xuôi với tiểu thuyết “Nắng Thổ Tang”-Giải thưởng tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ nhất-2021.
(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
(GLO)- Ông là nhà thơ hiện đại dù dáng ông rất... cũ. Ông từng là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, tờ tạp chí nổi tiếng một thời, được in ở đấy là vinh dự của người cầm bút cả nước.
(GLO)- Tôi cứ để dành, chờ giới thiệu ông trong chuyên mục “Gương mặt thơ” dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), nhưng rồi, ông đã vội ra đi. Ông mất ngày 1-7 vừa qua.
(GLO)- Tôi không có ý định bình bài thơ “Một nửa bông hồng” của nhà thơ Văn Công Hùng. Nhưng thành thật mà nói, bài thơ luôn ám ảnh tôi, khiến tôi day dứt, nhất là trong những ngày tháng 7 này.
(GLO)- Hồ Thế Hà là Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngữ văn, anh vừa là nhà thơ, nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Nhưng anh khởi đầu nghiệp chữ từ thơ và hiện vẫn đắm đuối với thơ.
(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.
(GLO)- Đang có một thế hệ các nhà báo trẻ, năng động, là tổng biên tập các tờ báo của một số hội đoàn, hiệp hội tự chủ kinh phí, làm báo giỏi mà lại cũng thơ hay.
(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.