Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.

Khi viết văn, làm thơ, ông lấy bút danh chính là địa danh quê mình. Văn ông có tiểu thuyết “Xuyên Cẩm” được giải đặc biệt Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du. Về thơ, ông cũng có các giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Nhân Dân..., tổng cộng có gần 20 đầu sách thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... đã xuất bản.

Cũng ở Báo Tiền Phong, ông mở ra cuộc thi “Tác phẩm tuổi xanh” mà tới giờ, nhiều tác giả được phát hiện từ cuộc thi này đã thành danh, trở thành những tên tuổi văn chương của cả nước. Nhà thơ Hương Đình ở Gia Lai là một trong những người đoạt giải cuộc thi này.

Thơ ông kiệm lời, chắt chiu ý, chặt chẽ và súc tích đầy chất chiêm nghiệm nên đọc ông phải cùng tâm thế, kiểu như: “Người đi trên đường/Ngoái lại/Vẫn là con đường ấy...” thì nó như một khối nén chặt, khi đọc cùng tần số, khơi mở nó sẽ nổ tung cảm xúc, nó như dư vị trà ngon cứ ngọt êm mãi trong cổ rồi lan tỏa trong cơ thể, gây hưng phấn.

Thấu trải sự đời, ông “biết” lặng im và “học” lặng im. Lặng im nhưng thơ ông vẫn đầy dư ba, cái dư ba từ sự lặng im minh triết. “Bây giờ tôi biết lặng im/Như con sông chảy im lìm ngoài kia/Lặng im khi buổi chiều về/Phù sa lắng đọng bộn bề tâm tư/Tôi nào đâu dám thờ ơ/Trước bao la những bến bờ con sông/Lặng im cây lúa làm đòng/Lặng im đến với mênh mông mùa vàng/Một đời lặng lẽ nuôi con/Lặng im vạt áo nâu sồng mẹ tôi/Bao nhiêu năm học nói, cười/Hôm nay tôi học được lời lặng im”...

Ông về hưu và có một nhà vườn ở Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện nay, ông thường xuyên ở đấy, chăm cây, ngắm vườn và sáng tác.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Không đề



Ngày xa, người xưa, ngày xa xôi

Ta gọi người xưa, ngày xa rồi

Một chút trăng suông còn thấy lạnh

Ngày xa, người xưa, người bên trời.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Một trăm năm nữa, một trăm năm

Mà cả ngàn năm, nguyệt nguyệt rằm

Sao nẻo đường đời, muôn nẻo khuyết

No tròn con mắt, vẫn đăm đăm...



Bến bờ



Tiếng đàn em, bến bờ mờ âm thanh

Những bến bờ, anh không sao đến được

Có những bến bờ biết là hạnh phúc

Thương mình đã nặng hai vai...


Con đường mùa hạ



Con đường mùa hạ

Đi qua mặt trời

Đêm

Trên con đường ấy

Ta ngồi ngắm sao.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Thăm thẳm trời cao

Có làn mây trắng

Ngày

Em ngồi nghịch nắng

Bên thềm

Ban mai.



Dài

Con đường phía trước

Ngắn

Gang tay quyền lực

Ta đếm

Ta đếm

Không

Ta không thể đếm

Những gì

đã qua...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.