Sách sử Việt 'giong buồm' ra châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần đây, một số cuốn sách sử Việt đã được chú ý tại thị trường châu Á.

Vừa qua, NXB Kim Đồng cho ra mắt phiên bản song ngữ Việt - Nhật của tác phẩm Lược sử nước Việt bằng tranh. Cuốn sách được GS Shimizu Masaaki công tác tại Trung tâm Việt Nam học dịch, TS Kondo Mika và GS-TS Okada Masashi hiệu đính. Bà Lê Thương, Chủ tịch Tổng Hội người Việt vùng Kansai, cho biết: "Đây là một cuốn sách hay và giá trị về lịch sử VN, giúp các em thế hệ thứ 2, thứ 3 sinh ra tại Nhật Bản hiểu thêm về cội nguồn dân tộc cũng như các em sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ lịch sử…". Đây cũng là ấn phẩm thuộc dạng tranh panorama đầu tiên về lịch sử VN dành cho trẻ em. Kể từ năm 2011, sách đã bán được hơn 200.000 bản và bên cạnh phiên bản Việt - Nhật, sách cũng từng được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn.

Các tác phẩm gây ấn tượng tại châu Á trong thời gian qua. ẢNH: NXB
Các tác phẩm gây ấn tượng tại châu Á trong thời gian qua. ẢNH: NXB

Trong khuôn khổ Hội chợ Bản quyền châu Á 2025 (ASIAN Right Fair 2025) tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) cuối tháng 5 vừa qua, tác phẩm Lý Thường Kiệt thuộc bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh của NXB Trẻ được trao giải thưởng ARF Distinguished Awards 2025. Đây là hạng mục vinh danh các tác phẩm có minh họa dành cho thiếu nhi xuất sắc nhất tại khu vực Đông Nam Á. Tác phẩm trước đó cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh với kỳ vọng đến gần hơn nữa với độc giả quốc tế.

Một cái tên khác cũng có thành tích ấn tượng là truyện tranh Vạn nhân ký - Noãn (Du bút và NXB Thanh Niên ấn hành) đoạt giải đồng tại cuộc thi Truyện tranh Manga quốc tế Nhật Bản lần thứ 18. Đây là tác phẩm hư cấu lấy bối cảnh thế kỷ 18 thuộc giai đoạn Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn phân tranh. Tuy chưa được dịch nhưng bước tiến này là tín hiệu đáng mừng khi một tác phẩm lịch sử được xướng tên tại một cuộc thi quốc tế, kỳ vọng mở ra những kết nối mới trong tương lai gần.

Các cuốn sách nói trên không chỉ trở thành "cầu nối" để các thế hệ kiều bào hiện đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài kết nối với nguồn cội mà còn góp phần giúp bạn bè quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người VN.

Theo Tuấn Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null