Gương mặt thơ: Đỗ Tiến Thụy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi quen Đỗ Tiến Thụy từ khi anh còn là Trung úy ở Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đóng quân tại Kon Tum, tới giờ anh đã là Đại tá.

Và tôi đọc văn anh từ hồi anh còn là chiến sĩ lái xe thi thoảng tranh thủ xuống Bộ Tư lệnh Quân đoàn ở Pleiku gửi công văn thì xịch vào chỗ tôi làm việc để gửi một xấp truyện ngắn, tới giờ là Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, một cái “ghế” ở nhà số 4 rất đáng mơ ước trong giới văn chương, thì lại đọc... thơ anh. Thì ra, thơ anh đọc rất “vào”.

Cũng vẫn hồn cốt quê kiểng, vẫn những xa xót mất được, vẫn chiến tranh với những chết chóc khổ đau và vời vợi tình yêu, thơ anh như tiếp nối những gì anh chưa nói hết, chưa nói được trong văn xuôi, những tác phẩm đã làm nên tên tuổi Đỗ Tiến Thụy như: Gió đồng se sắt, Màu rừng ruộng, Vết thương thành thị, Những nốt nhạc xa xanh, Người đàn bà đợi mưa, Gió vẫn thổi qua mùa khô và đặc biệt, mới nhất là Con chim Joong bay từ A đến Z. Hai tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” và “Con chim Joong bay từ A tới Z” đã liên tục đạt giải thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng, một giải thưởng danh giá của quân đội.

Tưởng như chỉ thoảng qua, nhưng thơ anh luôn đọng trong ta những giọt nước mắt, nhưng là những giọt nước mắt ấm lòng. Đây là tình cảm của anh khi đứng trước tên tuổi các đồng chí trong nhà tưởng niệm liệt sĩ Sư đoàn 10: “Vạn chàng trai của ba miền/Vạn tình yêu đứt cho liền nước non/Đá già ôm vạn tuổi son/Thiên thu hồn lính vẫn còn hành quân…”.

Đây là anh với lúa, với mẹ: “Bão càn qua cánh đồng mẹ/Muôn triệu triệu hạt rụng rời/Tự đâu có hai hạt lúa/Bay vào mắt con... mẹ ơi!”. Còn đây là anh với rơm, với mối tình rơm rạ: “Đồng làng khói rạ vẫn thơm/Cây rơm đầu ngõ vàng ươm đã chồng”.

Tôi có nói với Thụy, rằng cái chữ “chồng” ở câu trên nó... văn xuôi quá, anh bảo thế mới là Đỗ Tiến Thụy vì nếu ở nông thôn thì biết, cây rơm đã chồng lên nhiều lớp, tức đã lâu rồi và nghĩa thứ hai là như các nhà thơ hay nghĩ, cô người yêu cũ đã lấy chồng.

Đỗ Tiến Thụy đang là cây bút chủ lực và sung sức của quân đội và văn đàn cả nước. Đời sống Tây Nguyên trong tác phẩm của anh vẫn luôn dày đặc, nó tạo nên một dấu ấn Đỗ Tiến Thụy trong văn chương.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Trầu mẹ



Rét đồng chiêm mạ tía hơ tía hất

Mẹ ăn trầu nuốt cái lạnh vào trong

Thân mạ cắm xuống vạt bùn buốt cóng

Ngậm phèn chua bén rễ trổ đòng.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Theo con, mẹ thành bà già nhà quê nói ngọng chân cong

Mang ra phố cả cơi trầu thuốc

Con gái con dâu lạnh môi Hàn Quốc

Khấp khểnh cầu thang vội vàng chân bước

Cổng cao im ỉm cửa lòng.



Xế chiều, cánh cò xưa về lại mom sông

Ngả lưng nằm với ruộng đồng

Son trầu môi mẹ cay nồng mắt con…



Nghe bão



Suốt đời ủ sương dãi nắng

Chắt chiu từng hạt nhọc nhằn

Hạt nào nuôi con khôn lớn

Bỏ đồng mang thân tha hương.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Hạt nào long đong lên phố

Ngậm ngùi thân phận nhà quê

Hạt nào năm châu lận đận

Lao đao trước bạn trước bè.



Những đứa con đi muôn hướng

Cánh đồng chẳng biết đi đâu

Đôi khi nhớ đồng thảng thốt

Đành như bông lúa gục đầu.



Bão càn qua cánh đồng mẹ

Muôn triệu triệu hạt rụng rời

Tự đâu có hai hạt lúa

Bay vào mắt con... mẹ ơi!



Rơm



Em xinh từ thuở mười ba

Rơm vàng buộc tóc đuôi gà vổng vông

Cười tôi, cậu bé cao ngồng

Vấp rơm êm ngã lộn vòng sân phơi…

Trường xa đạn rạch ngang trời

Mũ rơm e ấp một thời hoa niên

Mình từ rơm rạ lớn lên

Ổ rơm ủ kín một miền đợi mong

Lửa rơm sưởi má em hồng

Gã trai mới lớn thấy lòng rưng rưng

Tôi lên phố học, em mừng

Đường đê rơm rối ngập ngừng tiễn nhau…

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Nửa đời cơm áo lạc nhau

Trở về tóc đã ngả màu tro rơm

Đồng làng khói rạ vẫn thơm

Cây rơm đầu ngõ vàng ươm đã chồng.



Trâu cày rút ruột vụ đông

Nhai rơm khô lót ấm lòng tha hương…

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.