(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.
Báo Gia Lai trích đăng ý kiến của cán bộ quản lý văn hóa, người công tác trong ngành văn hóa nghệ thuật, văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian…, về tiềm năng phát triển văn hóa, nghệ thuật sau hợp nhất.
Tham quan các tác phẩm mỹ thuật được sáng tác qua Trại sáng tác trẻ VHNT Bình Định năm 2024. Ảnh: K.V
* NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN THANH QUANG:
Hai miền di sản chung dòng chảy lịch sử
Bình Định và Gia Lai (cũ) tuy thuộc 2 vùng địa lý khác nhau nhưng lại có nhiều nét tương đồng trong kho tàng di sản văn hóa khi xét trong bối cảnh lịch sử, văn hóa liên vùng miền Trung-Tây Nguyên. Gia Lai không chỉ có di chỉ Rộc Trưng-một trong những di chỉ khảo cổ học sơ kỳ đá cũ cho biết sự phát triển của loài người từ 800 nghìn năm trước, còn có trầm tích nền văn hóa Bàu Cạn-Sa Huỳnh, văn hóa Champa. Còn Bình Định là vùng đất hội tụ các nền văn hóa từ sớm đến muộn: Tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh, Đông Sơn, Champa… Các nền văn hóa ấy của Bình Định và Gia Lai đều để lại dấu ấn khá đậm nét trong dòng chảy lịch sử.
3 yếu tố diên cách, văn hóa, cư dân sẽ tạo nên sự hòa hợp, gắn kết trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) khi hợp nhất thành tỉnh Gia Lai (mới).
* ÔNG NGUYỄN VĂN TẤN, PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH BẢO TÀNG QUANG TRUNG:
Thắm đượm nghĩa tình Tây Sơn Hạ đạo và Tây Sơn Thượng đạo
2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) có mối quan hệ sâu sắc gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời giữa Tây Sơn Hạ đạo và Tây Sơn Thượng đạo. Đây là 2 vùng đất từng gắn bó trong khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lẫy lừng sử sách. Khi Bình Định và Gia Lai hợp nhất thành tỉnh Gia Lai (mới) sẽ làm đậm nét hơn mối liên kết văn hóa-lịch sử ấy, đưa tinh thần “Tây Sơn thần tốc” vào trong mạch phát triển mới, với không gian phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, quảng bá các giá trị di sản phong trào nông dân Tây Sơn đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
* NHÀ VĂN LÊ HOÀI LƯƠNG:
Thêm nguồn cảm hứng sáng tạo từ quê hương mới
Ý nghĩ đầu tiên của tôi khi nghe 2 tỉnh Bình Định với Gia Lai sáp nhập là: cuộc hợp nhất này tốt thôi, tốt nhiều mặt, với các thế mạnh địa lý, nguồn lực 2 vùng đất từ kinh tế đến lịch sử, văn hóa…
Về văn học, khi trở thành tỉnh mới, các cây bút của Gia Lai trong tương lai sẽ mang tâm thế của những người con vùng đất giàu truyền thống văn chương như: Văn Công Hùng, Hương Đình, Thu Loan, Phạm Đức Long… Còn Bình Định lại đang chứng kiến một làn sóng mới trong văn chương, với sự góp mặt của nhiều cây bút tuổi 30 như: Trương Công Tưởng, Vân Phi, Trần Quốc Toàn, Trần Văn Thiên, Mẫu Đơn, My Tiên… Sự hình thành của tỉnh mới, một quê hương mới hứa hẹn sẽ trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, khơi dậy những khao khát sáng tạo mới từ lớp tác giả trẻ hôm nay.
* HỌA SĨ, NHÀ ĐIÊU KHẮC LÊ TRỌNG NGHĨA:
Cơ hội mới cho mỹ thuật liên vùng
Chi hội Mỹ thuật Bình Định hiện có 30 hội viên, phần lớn là những họa sĩ, nhà điêu khắc đã định hình được phong cách cá nhân. Một số đã có dịp tham gia các sân chơi nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế và để lại dấu ấn đậm nét. Đây là lực lượng đã trải qua nhiều giai đoạn sáng tác, có thể chia sẻ kinh nghiệm, đồng hành và tiếp lửa cho lớp nghệ sĩ trẻ.
Trong khi đó, Chi hội Mỹ thuật Gia Lai (cũ) có 47 hội viên, chủ yếu là họa sĩ trẻ, giàu nhiệt huyết và đang ngày càng khẳng định mình, xuất hiện đều đặn trong các kỳ triển lãm khu vực, nhiều người đã vươn ra sân chơi toàn quốc với những tác phẩm mang đậm hơi thở Tây Nguyên mạnh về hình, giàu cảm xúc, vừa nguyên sơ, vừa đương đại.
Tin rằng, sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan quản lý và hơn hết là sự cởi mở, khát khao sáng tạo từ chính người làm nghề, mỹ thuật Gia Lai sẽ có cơ hội bước sang một giai đoạn phát triển mới, dần trở thành một điển hình tích cực cho sự kết nối và phát triển liên vùng.
* NHÀ THƠ, NHÀ BÁO VĂN CÔNG HÙNG:
Phát huy cái khác biệt trong sự đồng nhất
Bình Định và Gia Lai rõ ràng là 2 vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt. Một bên là đồng bằng (châu thổ) với văn minh lúa nước và biển, một bên là rừng núi với văn minh nương rẫy. Hai nền văn minh khác nhau tạo ra nền văn hóa khác nhau, thế nhưng lại không cách biệt vì từng có sự giao thoa.
Xưa kia, chính người Chăm đã mở một con đường đi xuyên từ thành Đồ Bàn (Bình Định) lên Tây Nguyên, sang tận Campuchia; ngược lại đồng bào người dân tộc thiểu số tại Gia Lai mang sản vật xuống Bình Định, Quảng Nam đổi chiêng và làm nên nền văn hóa cồng chiêng phong phú của riêng mình. Việc nhìn rõ những điều trên là cơ hội để chúng ta phát huy cái khác biệt trong sự đồng nhất khi 2 tỉnh sáp nhập.
Ví dụ, một phần quan trọng của văn hóa (và cả kinh tế) là du lịch, khi sáp nhập chúng ta phát triển được cả du lịch biển và rừng, rất hay. Nhưng muốn thế thì chúng ta phải giữ được bản sắc đôi bên. Đây là điều cần hết sức lưu tâm, không nên để chúng lấn át nhau. Cần phân biệt cái nào là sẽ hòa tan, cái nào triệt tiêu lẫn nhau, cái nào cần bảo tồn… Một khi văn hóa phát triển thì sẽ kéo theo sự phát triển chung của kinh tế-xã hội.
* NGHỆ SĨ ƯU TÚ ĐẶNG CÔNG HƯNG - PHÓ CHỦ TỊCH PHỤ TRÁCH HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT GIA LAI:
Kết nối bản sắc, hướng tới tương lai
Gia Lai với không gian văn hóa đại ngàn là nơi tiếng cồng chiêng vang vọng giữa rừng núi, mang theo hơi thở thiêng liêng của đất trời Tây Nguyên. Trong khi đó, Bình Định là vùng “đất Võ, trời Văn”, nơi nghệ thuật hiện diện một cách sinh động và đa chiều từ mạch nguồn văn hóa đồ sộ và cổ xưa qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Sự hội tụ của 2 dòng chảy văn hóa, một bên nguyên sơ, huyền thoại, một bên sắc sảo, phóng khoáng tạo ra cơ hội lớn để mở rộng biên độ sáng tạo và phát triển. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rõ rằng mỗi vùng đất đều có hệ giá trị, cách biểu đạt và đặc thù riêng; nếu không có sự thấu hiểu sâu sắc và cầu thị thì rất dễ dẫn đến sự “song hành không gặp gỡ”.
Chúng ta có quyền kỳ vọng, chính từ vùng đất hội tụ này, một diện mạo văn học nghệ thuật mới được hình thành: giàu bản sắc, sâu sắc về nội dung, sáng tạo trong hình thức và bền vững về giá trị. Đó sẽ là tiếng nói văn hóa mang hơi thở đại ngàn Tây Nguyên, khí phách đất võ Bình Định, một tiếng nói đầy nội lực, nhân văn, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển.
Ngày 16-7, Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng tổ chức triển lãm ký họa “Ký ức chiến trường Khu V” tại quần tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng).
(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.
(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.
(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.
(GLO)- Cách đây vài tháng, nghệ sĩ Trần Văn Hùng (nghệ danh Hùng Hoa Lư, ở phường Pleiku) đã bắt tay thực hiện bộ tranh chủ đề “Rừng biển một nhà” như một cách gửi gắm kỳ vọng sự kết nối, hòa hợp về không gian địa lý lẫn văn hóa của tỉnh Gia Lai ngày nay.
Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.
Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên.
(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.
Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
(GLO)- Nhiều người từng lớn lên trong hơi ấm của tấm chăn do mẹ khâu tay, ghép lại từ những mảnh vải vụn. Giờ đây, kỹ thuật ghép vải đã được nhiều chị em ở phố núi Pleiku nâng tầm, tạo nên các sản phẩm ứng dụng mang đậm chất nghệ thuật.
Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).
Tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) có một dải đá nằm dưới biển - người dân địa phương gọi là tường thành Bờ Đập. Ngoài ra, tại bãi biển Hải Giang (trước đây là thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải) cũng có một dải đá tương tự - tục danh là Rạn Cầu - nằm sát mé biển.
(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.
(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.
Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành.
(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gian khổ, ác liệt, giữa lằn ranh sinh - tử, không một chiến trường, không một hướng tiến quân, không một địa bàn chiến đấu nào vắng mặt đội ngũ những người làm báo.