Nghệ sĩ Hùng Hoa Lư: Từ bao la đại ngàn đến mênh mông xứ biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây vài tháng, nghệ sĩ Trần Văn Hùng (nghệ danh Hùng Hoa Lư, ở phường Pleiku) đã bắt tay thực hiện bộ tranh chủ đề “Rừng biển một nhà” như một cách gửi gắm kỳ vọng sự kết nối, hòa hợp về không gian địa lý lẫn văn hóa của tỉnh Gia Lai ngày nay.

Những ngày này, từ trong nhà đến khoảng sân nhỏ của gia đình nghệ sĩ Hùng Hoa Lư như một “công trường” ngổn ngang khung tranh, màu vẽ, cho thấy sự say mê của người cầm cọ trước dự án nghệ thuật mới mẻ. Cứ 3-4 giờ sáng là ông trở dậy, đắm chìm vào không gian của sắc màu.

8-1.jpg
Tác phẩm kỳ công của nghệ sĩ Hùng Hoa Lư tôn vinh vẻ đẹp tháp Bánh Ít. Ảnh: Phương Duyên

Từ một nghệ sĩ nhiếp ảnh từng đạt nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế giờ chuyển sang cầm cọ, tranh của nghệ sĩ Hùng Hoa Lư mang đậm phong cách tả thực. Từng nét vẽ bật lên vẻ sống động, chân thực của đời sống mà nếu không chịu khó quan sát sẽ khó lòng thể hiện. Khi chúng tôi ghé thăm, ông đang chăm chút cho bức tranh về cảnh lao động ở chợ cá Quy Nhơn, với nhịp sống đầm ấm, gần gũi mà ông rất thích, thể hiện trong từng đường nét vẽ tràn đầy cảm hứng nghệ thuật.

“Tôi đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc nên tư liệu về cuộc sống các vùng miền rất phong phú. Do đó, từ chủ đề rừng như lâu nay chuyển sang chủ đề biển, tôi không gặp khó khăn nào”, nghệ sĩ Hùng Hoa Lư chia sẻ.

Hiện tại, ông đã hoàn thành 5 bức tranh mang cảm hứng sâu sắc về vẻ đẹp xứ biển bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, acrylic, tổng hợp; khổ tranh dao động từ 60 x 80 cm đến 100 x 150 cm. Từ đây, những hình tượng giản dị nhưng giàu nét đặc trưng như hoa muống biển, chợ cá… hay đậm đà bản sắc văn hóa như đền tháp Champa kỳ vĩ… đã hòa nhịp đầy phóng khoáng với mây trời, con người và thiên nhiên cao nguyên bất tận. Không dựa hẳn vào vốn sống đã có, một số tranh của Hùng Hoa Lư được thể hiện táo bạo với đường nét “phi hiện thực” để bày tỏ sự kết nối rừng - biển, có thể nhìn thấy điều này ở bức Sóng với những chiếc thuyền độc mộc vờn cùng sóng biển.

Nghệ sĩ Hùng Hoa Lư cho hay: Thuyền độc mộc là phương tiện di chuyển ở vùng sông nước Tây Nguyên. Tôi thả chúng xuống biển với niềm vui dâng trào những đợt sóng trắng xóa. “Biển Quy Nhơn chăng…” - Ông mỉm cười ý nhị, nếu bạn nhìn thấy Quy Nhơn thì đó là sóng Quy Nhơn.

Sức sáng tạo của nghệ sĩ Hùng Hoa Lư rất đáng nể bởi ông dấn thân tìm kiếm những điều mới mẻ khi đã bước sang tuổi 70. Trước đó, tháng 5.2025, ông đã ra mắt triển lãm tranh cá nhân đầu tiên mang chủ đề “Mắt núi” với 56 tác phẩm. Triển lãm là lời ngợi ca thiên nhiên rộng lớn và con người Tây Nguyên bình dị, hồn hậu… Một số tác phẩm của triển lãm này được lựa chọn để góp mặt vào bộ tranh “Rừng biển một nhà”, như một đối trọng với chủ đề biển.

8-2.jpg
Nghệ sĩ Hùng Hoa Lư miệt mài bên giá vẽ để hoàn thiện các tác phẩm trong bộ tranh “Rừng biển một nhà”. Ảnh: Phương Duyên

Theo NSƯT Đặng Công Hưng, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, từ nhiếp ảnh chuyển sang hội họa, nghệ sĩ Hùng Hoa Lư đang dần khẳng định mình qua thành công bước đầu. Với tinh thần lao động nghệ thuật miệt mài để cho ra đời bộ tranh “Rừng biển một nhà”, đã thể hiện cảm xúc của người nghệ sĩ trước vấn đề trọng đại của đất nước, đó là “sắp xếp lại giang sơn”.

“Chúng tôi rất quý sự tâm huyết, nghiêm túc trong sáng tạo của nghệ sĩ Hùng Hoa Lư dù tuổi đã cao. Bằng sự thăng hoa của xúc cảm nghệ thuật, anh đã góp phần gắn kết, tạo mối giao hòa giữa 2 miền, 2 vùng văn hóa để cùng song hành, thấu hiểu trên hành trình đi tới và phát triển”, NSƯT Đặng Công Hưng nhấn mạnh.

*

* *

Nghệ sĩ Hùng Hoa Lư cho biết, nhiều tác phẩm vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, cũng với tinh thần mô tả “cái bắt tay” trọng đại. Đó là hình dung về vườn tượng gỗ dân gian Tây Nguyên bên bờ biển; cồng chiêng “thoát ly” nhà rông và không gian lễ hội để diễn tấu nơi vùng cát trắng. Đó còn là cảnh mưu sinh trên thuyền thúng; cảnh đàn cá heo hiền hòa lặn ngụp… "Tôi hy vọng sẽ vận động được nguồn xã hội hóa để có thể sớm tổ chức triển lãm ngay tại phường Quy Nhơn vào đầu năm 2026. Như một âm vọng từ bao la đại ngàn đến mênh mông xứ biển!"-Nghệ sĩ Hùng Hoa Lư mong mỏi.

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null