Gương mặt thơ: Nguyễn Hồng Hải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nguyễn Hồng Hải làm thơ như một lãng tử và thơ anh cũng rất lãng tử...

Anh làm thơ từ rất sớm, là một trong những hạt nhân tiêu biểu của hội thơ trẻ Thanh Xuân đình đám một thời với những tên tuổi như: Trương Nhân Huyền, Nguyễn Sĩ Đại, Trần Quang Quý, Ngô Quang Hưng, Nguyễn Tấn Việt, Trần Hòa Bình, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Quang Thiều, Hà Văn Thể, Nguyễn Tiến Thanh... Nhiều người sau này là những tác giả quan trọng của nền văn chương Việt đương đại. Năm 21 tuổi, khi đang là sinh viên Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh đã có tập thơ “Lời của đá” làm sửng sốt người đọc, nhất là sinh viên.

Nguyễn Hồng Hải làm thơ như một lãng tử và thơ anh cũng rất lãng tử. Sau giai đoạn sinh viên “sống chết với thơ”, ra trường, anh làm ở VTV2, mảng du lịch nên chất lãng tử có dịp bung phá. Rời truyền hình, anh về làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2, TP. Hồ Chí Minh. Và ở đây, tôi có dịp dự cuộc ra mắt thơ của anh, hiểu thêm một Nguyễn Hồng Hải, rằng làm gì thì làm, anh vẫn sẽ “chết” vì thơ.

Anh mở đầu bài thơ “Mộc Châu” bằng sự thú nhận đầy thảng thốt: “không thể kìm lòng được/ta yêu em mất rồi/những thung xanh cải trắng đầy gió/những mái nhà sàn dìu dặt mây trôi”. Nhưng em ở đây, tình yêu ở đây nó rất lãng tử, rất mơ hồ dẫu nó hiển hiện rất thật. Nó chính là chất lãng tử của thơ anh: “nhưng làm sao khác được/rượu đã lên hương/cải cũng trắng khắp đồi/hoa mận trắng sắc đào trùm sương núi/ta phải lòng em/như phải lòng những luống chè ngút ngàn Tân Lập/khi xa rồi/đành thú nhận, Mộc Châu ơi”.

Tôi cứ hình dung anh, trai mởn thế, lơ ngơ thế, trên đường. Thơ giúp anh đủ men để say, đủ tình để sống và đủ năng lượng để cống hiến. Và trên hành trình ấy, anh làm thơ như một sự không thể đừng, như một cách tự đọc tâm hồn mình.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


NHỚ CHA



Cha ơi ly rượu con dâng

nén nhang con thắp quặn lòng nhớ cha.



thương cha

giữa cõi ta bà

quê hương dâu bể

nỗi nhà ngổn ngang...

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

lạy cha

nhang khói sắp tàn

âm dương cách biệt chiều sang đêm rồi.



kiếp người giông bão mù khơi

thân cò

lận đận

nỗi đời

xót xa.



bây giờ con lại làm cha

lại lầm lũi cõi ta bà sân si.



MỘC CHÂU



không thể kìm lòng được

ta yêu em mất rồi

những thung xanh cải trắng đầy gió

những mái nhà sàn dìu dặt mây trôi.



giá em đừng gọi ta về bản Áng

ta nào biết mùa này hoa mận hoa mơ

và trạng nguyên bên lối mòn rực lên ám ảnh

bước chân em đừng thung thăng bên suối

chắc gì ta đã phải lòng em.



giá sa mù đừng lạnh tím chiều hôm

má em đừng rực hồng bếp lửa

đừng cơm nếp dẻo

đừng cá nướng thơm

đừng rót vào ta nồng nàn rượu đỏ

và em đừng ới la câu hát

có dễ đâu ta chuếnh choáng nhịp khèn.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

giá chiều nay em đừng qua Dải Yếm

gió động Tiên đã ngừng thổi lâu rồi

còn giữ lại ngàn năm dòng nước như chuỗi ngọc

và xanh như là mắt của em thôi.



nhưng làm sao khác được

rượu đã lên hương

cải cũng trắng khắp đồi

hoa mận trắng sắc đào trùm sương núi

ta phải lòng em

như phải lòng những luống chè ngút ngàn Tân Lập

khi xa rồi

đành thú nhận, Mộc Châu ơi.




VỌNG CAO NGUYÊN



Trốn hết những tạp âm của ngày

nguyện ước chẳng cao xa gì đâu giản đơn là được chìm vào giấc ngủ

nhưng chẳng cách gì trốn được nỗi nhớ

về một chiều cao nguyên lồng lộng. Và em.



thế là ùa về ngằn ngặt sắc trời xanh

Tây Nguyên giăng giăng hư thực

thảo nguyên chói chang nắng như pha mật

con đường mòn mộng du đời nối đời tít tắp

dòng Đăk Bla bầy voi rừng tìm nước

trong giấc mơ

đại ngàn mùa này mướt mát

cà phê, bơ, xoài, sầu riêng, măng cụt

hoa dã quỳ vàng rực tháng tư.



và bầu vú những cô gái Bana, Jơ rai, Xơ đăng rười rượi thung khe

tiếng nai tác ngoài rừng bầy ong đập cánh

đỉnh Ngọc Linh mùa ninh nơng gọi nhau về hồng hoang



và hiện ra một Kon Tum của ngàn xưa bình yên

như làng nhỏ Bana với hồ ao, bàu nước

ngọn Bon San, Ngọc Kring

dãy Chư Mom Ray thao thức

nơi ngọn nguồn những Thu Bồn, Trà Khúc, Vu Gia…



anh như con thuyền độc mộc giữa cơn mơ

xoay xở phía nào cũng cao nguyên vời vợi

nhớ em

anh hóa dòng Đăk Bla huyền thoại

vẫn ngàn đời chảy từ Đông sang Tây như thế, miệt mài.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.