Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...

Nhưng té ra, trong sâu thẳm, chất thi sĩ của anh vẫn rất dồi dào, luôn hừng hực nhựa sống, mà tập “Buổi câu hờ hững” của anh (giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội) là ví dụ. Có người nói anh là người viết đi cả hai chân, và tôi thấy thêm, có vẻ như chân nào cũng là chân trụ.

Thơ anh kiệm lời, chắc khự, nén như... bộc phá, và vì thế mà năng lượng tỏa ra đậm, những câu thơ đầy ám ảnh đến bất ngờ: “Nghe mây chần chừ qua đồng bằng/cùng hồng hoa bước ra giữa nắng/nhưng tuyệt nhiên ta không hề nghe thấy/bao tiếng kêu khoảng trống bị lấp đầy/thành ta/Nghe…”.

Nhìn ông thợ mộc, anh hình dung ra tất cả các công việc ông làm, những công việc của thợ mộc nhưng lại không phải của thợ mộc, những bào nhẵn, những mảnh ghép, những cuộc đời, cả dang dở và bằng phẳng đều đang cần tút tát lại, dẫu nó viển vông, dẫu nó hư hư thực thực, nhưng nó là đời và nó là thơ: “Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc/cho bà mẹ đơn thân/đóng chiếc bàn hội nghị ba bên/ký đình chiến ngày mai và quá khứ/cùng cây bút thực hư/ghi nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp...”, để rồi bật ra câu hỏi: “Ông thợ mộc bước chậm qua tháng năm/bên đường ai đó hỏi tần ngần:/- Nghe nói gỗ sưa giờ bán bằng cân/ngày xưa họ sẽ bán bằng gì?”.

Thơ Nguyễn Bình Phương mới đọc tưởng thiên về lý tính, tưởng như nhát gừng, lạnh lùng, nhưng phía sau đấy là thăm thẳm yêu thương, ấm áp, và có nỗi đau, những nỗi đau tinh khiết...

Anh hiện là Đại tá, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.




GÕ CỬA NHỮNG BÔNG HOA



Gõ ba tiếng

thế là se sẽ mở

một biệt thự kiêu sa phù du



Rồi bước ra trong chiếc áo ngủ

cùng giọng nói mạ bạc:

- Em hỏi gì thế kia

mà thân thể đua nhau vang vọng?

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

- Dạ thưa, hương hoa hồng

tại sao không có bóng?



- Không có nó vì em gõ cửa!



Ở những tòa biệt thự

câu hỏi nào cũng chết bằng hoa.



MỘT ĐỊNH NGHĨA Ở MIỀN BÁN SƠN ĐỊA



Trên ban công tầng hai em ngồi lẫn với khuya

bầu trời nở ngàn bông loa kèn trắng

đừng hoài nghi em, xin đừng hỏi

em là nụ cười huyền hoặc của hư vô



Em là ký ức vầng trăng kia

xanh xao như đời ai đơn chiếc

là ý nghĩ lặng thinh tuột ra khỏi buổi chiều

về thong thả trên ngói nâu dáng cổ

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Em là đỏ của đen

là sóng sánh ngọn đèn con trong nước

mắt em phì nhiêu cô tịch

mơn man một khóm trúc đào



Xin đừng nhắc về mưa kẻo ngày mai lại ướt

đừng xòe ô trên những chân trời

anh biết nơi em lắng đọng

một ngày vắng bóng trong năm



Hãy thả bước vào màn đêm nhung lụa

hư vô không lừa dối bao giờ.



THỢ MỘC



Ông thợ mộc đi đâu thế kia

sửa cánh cửa hoàng hôn đang xệ

hay làm giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập những người chưa tỉnh giấc

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc

cho bà mẹ đơn thân

đóng chiếc bàn hội nghị ba bên

ký đình chiến ngày mai và quá khứ

cùng cây bút thực hư

ghi nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp



Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách

sách kinh điển chữ như đàn ong mật

đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt

vì sảy chân ngã xuống một sắc tình



Ông ơi, này ông ơi

có nhận bào cá tính

nhận đóng khung kẻ nghiện bầu trời

véc ni lại những chiến trường già cỗi

làm giường như bà Âu Cơ từng nằm



Ông thợ mộc bước chậm qua tháng năm

bên đường ai đó hỏi tần ngần:

- Nghe nói gỗ sưa giờ bán bằng cân

ngày xưa họ sẽ bán bằng gì?

Có thể bạn quan tâm

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.